Sandwich là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích nhất bởi tính tiện lợi và cách chế biến không quá cầu kỳ. Bạn có thể ăn kèm với bất kì loại thực phẩm yêu thích nào, từ trái cây như: dâu, mâm xôi, xoài, mứt ngọt…đến các loại mặn như trứng, thịt xông khói, phô mai…Bánh Sandwich thường có 2 dạng bánh ngọt và mặn, tuy nhiên, tùy mỗi khẩu vị của mỗi người sẽ có những sự lựa chọn khác nhau. Trong bài viết hôm nay, mình xin chia sẻ 3 cách làm bánh mì Sandwich cả mặn và cả ngọt để các bạn tha hồ trải nghiệm nhé!
Bánh mì Sandwich là gì?
Tên gọi sandwich lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1726 – theo tên của Bá tước Sandwich đệ tứ – John Montague. Tuy nhiên, loại bánh này đã tồn tại từ rất lâu – khoảng 100 năm TCN. Trong dịp lễ Phục sinh, một người Do Thái đã ăn bánh mì kẹp những lát táo và hạt đậu, thế là món sandwich ra đời.
Thay vì ngày nào cũng phải ăn những thứ liên tục đến phát ngấy chúng ta có thể thay thế bằng các mắn ăn với bánh mì sandwich khác.
Bánh mì sandwich là thực đơn ăn trưa lý tưởng cho những người bận rộn như sinh viên hay nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, nếu bạn không lưu tâm cách chọn hay cách làm bánh mì sandwich, bạn có thể sẽ có bữa trưa thừa calo và chất béo.
Để cân bằng lại chất dinh dưỡng cho phù hợp với học sinh và nhân viên văn phòng.
Bánh Sandwich là một món ăn được nhiều người ưa thích, tuy nhiên, thực tế nó không thể thay thế cho món ăn chính hằng ngày của chúng ta là cơm được. Bởi nó sẽ gây ra việc thừa chất trong cơ thể nếu chúng ta ăn quá nhiều. Chính vì vậy, nó được coi là một bữa ăn phụ hoặc ăn nhanh dành cho những người bận rộn.
Tổng hợp 3 cách làm bánh mì Sandwich mặn và ngọt
1.Cách làm bánh Sandwich ngọt (bơ và sữa) -Dành cho những người ham đồ ngọt
*Nguyên liệu:
- 20g bột làm bánh mì
- 370g bột mì
- 5g muối
- 30g sữa bột
- 70g đường
- 7g men nở (loại men không cần kích hoạt)
- 30g bơ
- 120ml sữa tươi không đường
- 2 quả trứng gà ở nhiệt độ phòng
- Nho khô hoặc phô mai tùy ý thích
*Quy trình thực hiện:
- Bước 1:Làm Tazhong: Tazhong là một loại dung dịch được chế biến từ bột bánh giúp cho bánh mì mềm và ẩm, ít bị khô sau nhiều ngày mà không cần dùng chất bảo quản, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tazhong bắt nguồn từ Nhật Bản nhưng lại được dùng phổ biến ở người Hoa. Đầu tiên cho một nồi nước (120ml nước) được hòa đều với 20g bột mì lên bếp đun với lửa nhỏ. Khuấy đều cho đến khi bột sệt lại thì tắt bếp.
- Bước 2: Trộn bột bánh mì: Lấy một tô lớn và cho vào tô các nguyên liệu khô: gồm 370g bột mì, 5g muối, 30g sữa bột, 70g đường, 7g men nở (loại men không cần kích hoạt), trộn đều. Cho tiếp 30g bơ, 120ml sữa tươi không đường, khuấy đều rồi cho phần Tazhong đã làm ở bước trên vào. Đập 1 quả trứng gà ở nhiệt độ phòng vào hỗn hợp bột.Dùng máy đánh trứng trộn bột ở tốc độ Thấp hoặc nhồi bằng tay trong 10 phút. Sau đó để bột nghỉ trong 5 phút cho ngấm. Sau 5 phút, dùng máy nhồi bột ở tốc độ thấp tiếp 25 phút nữa, nếu nhào bột bằng tay thì nhồi liên tục trong nửa tiếng đến 40 phút.Lấy miếng bột nhỏ, kéo ra thành màng, nếu bột càng mỏng mà khó bị rách là đã đạt chuẩn.
- Bước 3: Ủ bánh lần 1 : Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và để ủ trong 40 phút. Nếu lấy ngón tay nhấn vào bột thấy bột lõm xuống mà không đàn hồi là đã ủ xong.
- Bước 4: Ủ bánh lấn 2: Trải bột áo rồi lấy bột ra ngoài, nhồi bột cho hết bọt khí rồi chia bột làm 6 phần. Bôi bơ chống dính lên khuôn bánh mì.Lấy từng phần bột cán mỏng ra rồi cho nho khô hoặc phô mai tùy theo sở thích rồi cuộn lại xếp vào khuôn bánh để tạo hình bánh mì sandwich. Để bánh nơi nóng ấm 40-60 phút cho bột nở gấp 3.Nhớ là làm nóng lò trước 10 phút, để nhiệt độ 170-180 độ C.
- Bước 5: Làm hỗn hợp phết lên mặt bánh: Chỉ cần tách lấy lòng đỏ 1 quả trứng gà, trộn đều với 1 muỗng canh sữa tươi, rồi phết lên mặt bánh trước khi nướng.
- Bước 6: Nướng bánh: Lót giấy bạc lên vỉ nướng rồi đặt khuôn bánh lên, cho bánh vào lò và nướng bánh trong vòng 20 đến 30 phút, đến khi bánh chín vàng thì lấy ra.
2.Bánh mì Sandwich trứng phomat
*Nguyên liệu:
- hai lát sandwich
- 2 trái trứng
- hai lát pho mát
- Một số muối, rau hương tây
- Dụng cụ: Đĩa nhỏ bé hình quả tim, dao, lò quay.
*Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Đặt bát bé hình qủa tim lên giữa lát sanwich và ấn mạnh tạo vết lõm hình quả tim trên lát sandwich.
- Bước 2: Tiếp đến đập Hai trái trứng vào giữa hai quả tim trên lát sandwich, rắc chút muối vào trứng. Xắt vụn Hai lát pho mát và rắc quanh đó phần trứng trên mặt bánh sandwich. Chị rắc nâng cao xíu rau hương tây trên trứng tạo hương thơm cho bánh bánh đúng điệu hơn.
- Bước 3: Nướng bánh trong lò ở nhiệt độ 190 độ C trong sức lực 10 phút thấy bánh vàng và lớp pho mát tan chảy thì được.
- Bước 4: Đơn thuần buộc phải 15 phút thì các anh chị sở hữu bữa chén đầy dưỡng chất. Đặt bữa thưởng thức tăng “tuyệt cú mèo”, anh hãy nhớ xơi cùng với cùng dâu tây, uống cốc sữa tươi nghen!
3.Bánh mì Sandwich cuộn
*Nguyên liệu:
- 2 lát bánh mì nguyên cám
- 1/2 quả cà chua
- 1/4 qủa dưa leo
- 2 lá rau xà lách
- 1 quả trứng
- 1 lát bacon ăn liền
- Giấy bọc thực phẩm
*Quy trình thực hiện:
- Bước 1:Cắt lát dưa chuột, cà chua mỏng cho dễ ăn
- Bước 2: Ốp chảo trứng và bacon. Nêm với trứng1 ít xì dầu và tiêu
- Bước 3: Bắt đầu cho nguyên liệu lên bánh. Cho xà lách lên trc, rồi bacon, dưa leo, trứng, cà chua, tiếp 1 lớp xà lách nữa rồi cho miếng bánh mì còn lại lên. Giữa các lớp các bạn có thể rưới thêm 1 ít tương ớt ăn cho đậm vị
- Bước 4: Cuối cùng lấy giấy bọc thực phẩm bánh mì lại rồi cắt đôi là ăn được rồi
Những món ăn có thể ăn kèm với bánh mì Sanwich
Để tránh gây nhàm chán hoặc ngấy khi ăn bánh mì Sandwich, các bạn có thể ăn kèm với 1 số thực phẩm sau vừa tốt cho sức khỏe lại không bị ngấy.
1.Sandwich bơ lạc
Sandwich bơ lạc đem đến cảm giác khá mới lại cho người thưởng thức.
Vị ngọt, vị ngậy của bơ lạc ăn rất khoái, ngoài ra rất dễ chế biến mất có 5p là có 1 bữa ăn sáng lành mạnh.
2.Sandwich với rau củ quả
Khi bắt tay làm sandwich, thông thường mọi người nghĩ rau củ là thứ đi kèm khi ăn Sanwich.
Những lát dưa chuột, cà chua, rau xà lách,….hay bất kế loại rau củ quả nào mà bản thân thích.
Các loại hoa quả như dưa vàng, lát dưa hấu, dưa lê, lê, táo cũng tạo nên một mùi vị đậm đà và đặc sắc cho món bánh mì sandwich.
3.Ăn sandwich kẹp thịt, cá và trứng
Nếu không biết bánh mì sandwich ăn với gì, hãy nghĩ ngay đến các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá và trứng. Bí quyết để ăn đạm lành mạnh là bạn nên tránh chọn các loại thịt, cá quá nhiều mỡ và calo trong sandwich. Bạn có thể chọn gà, cá, gà tây hoặc thậm chí là cá ngừ hoặc cá hồi đóng hộp để làm bánh mì sandwich.
4.Ăn bánh mì Sandwich với thịt
Nếu chưa nghĩ ra nên ăn bánh mì sanwich với gì? Hãy nghĩ ngay đến các thực phầm giàu đạm như thịt, cá, trứng.
Lời khuyên từ bác sĩ là khi ăn đạm thì bạn nên tránh chọn những loại thịt, các quá nhiều mỡ và calo.
Bạn có thể chọn các loại thực phẩm có lượng thịt nạc nhiều như: gà, cá, bò, cá hồi, cá ngừ,…. hoặc có thể là gia cầm như vịt, ngan, cũng khá ngon.
5.Ăn bánh mì Sandwich nguyên cám
Bánh mì sandwich nguyên cám chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Nhất là các bạn nào đang trong ăn chế độ thì bánh mì sandwich nguyên cám là 1 sự lựa chọn tuyệt vời.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên sử dụng những loại bánh mì giàu chất xơ như bánh mì thô hay bánh mì nguyên cám vì loại bánh mì này sẽ giúp no lâu, tránh cảm giác đói.
Lưu ý khi ăn các món ăn với bánh mì Sanwich
Dưới đây sẽ là những thực phẩm bạn cần tránh khi ăn với Sandwich để bảo vệ sức khỏe của chính mình:
1.Không nên kẹp quá nhiều pho mai
Nhiều người ưa thích kẹp nhiều phô mai vào bánh mì sandwich, tuy nhiên ăn quá nhiều phô mai không tốt cho sức khỏe. Bạn nên chọn những loại phô mai ít chất béo hoặc có thể thêm nhiều loại rau và hoa quả thơm ngon thay vì cho nhiều phô mai.
Pho mai là loại thực phẩm mang nhiều chất dinh dưỡng, rất nhiều người thích vì vị ngậy thơm của nó.
Chính vì thế mà họ lợi dụng điều này và không hề tốt, nó có thể làm bạn tăng cân.
Nên chọn các loại pho mai ít chất béo, giàu đạm.
2.Không nên ăn Sandwich với thịt đông lạnh hoặc chế biến với thịt đông lạnh
Bánh mì sandwich ăn với thực phẩm chế biến sẵn và để đông lạnh rất tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều loại thịt chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe vì loại thịt này chứa nhiều chất béo, muối và các chất bảo quản.
Nên ăn thêm nhiều rau xanh, củ quả kèm theo.
3.Tránh ăn bánh mì Sandwich nướng
Bánh mì sandwich nướng có thể rất ngon và hất dẫn nhưng bạn không nên ăn nhiều.
Sandwich nướng hoặc bánh mì hoặc bánh mì sandwich nướng cần khá nhiều bơ và dầu để làm giòn.
Chính vì điều này là tác nhân của các chững bệnh béo phì, máu nhiễm mỡ,….
4.Tránh bánh mì sandwich đóng gói sẵn.
Do tính chất công việc và thời gian gấp gáp nhiều người thường mua bánh mì đã đóng gói sẵn cho bữa ăn trưa hoặc tối.
Hoặc là do không biết làm bánh sandwich, hoặc không biết nên ăn loại nào ngon.
Tuy nhiên, những chiếc bánh mì sandwichd đóng gói sẵn thường là các loại bột mì đã qua chế biến.
Thịt xông khói cũng đã qua chế biến với nhiều phụ gia.
Không chỉ vậy khi sử dụng nhiều bánh mì sandwich ngày này qua ngày khác, sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng.
Thậm chí có thể dẫn đến chán hoặc béo phì.
Kết luận
Như vậy, hôm nay mình đã chia sẻ với các bạn 3 cách chế biến mòn bánh mì Sandwich. Hi vọng, sẽ đem lại cho các bạn những điều tuyệt vời có ích. Hãy cùng bắt tay vào thực hiện những chiếc bánh Sandwich thơm ngon cho cả nhà nhé!