Ruốc hay thịt chà bông là một loại thức ăn khô được chế biến từ thịt lợn nạc, thịt gà bỏ xương và da, cá rút xương, bỏ da hoặc tôm to bóc vỏ, bỏ đầu. Tùy theo loại nguyên liệu đem chế biến mà có các tên gọi tương ứng như ruốc thịt lợn, ruốc thịt gà, ruốc cá, ruốc tôm.Bởi tính dễ ăn, tiện lợi, chế biến không cầu kì, có thể thay thế được thịt,cá,tôm,…,ruốc luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ trong việc chăm sóc sức khỏe ăn uống của cả gia đình.
1.Ruốc thịt
Nguyên liệu:
– 500 gr thịt lợn thăn
– 3 muỗng nước mắm
– 2 muỗng đường
– 1 chút tiêu
– 1 muỗng hành khô băm nhỏ
– 1 thanh quế
– 2 muỗng dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Thịt rửa sạch, bỏ hết gân, thái dọc thớ, cắt hình quân cờ cho vào nồi nước đun sôi khoảng 3-5 phút.
Sau đó vớt hết bọt ra, đổ thịt ra rửa lại bằng nước lạnh. Bước này nhằm để loại bỏ mùi hôi của thịt.
Bước 2: Ướp thịt cùng nước mắm, đường, tiêu, hành khô cho thấm.
Bước 3: Cho thịt và 2 bát con vào nồi đặt lên bếp ninh nhừ, cho thêm thanh quế để tạo mùi thơm. Đun khoảng 30-45 phút đến khi thịt keo lại, lượng nước trong nồi chỉ còn 1/3 bát ăn cơm.
Bước 4: Gắp thịt ra cho ráo, nước luộc thịt cho ra bát riêng.
Xé thịt thành những sợi nhỏ.
Bước 5: Cho thịt vào chảo đảo đều cho vàng. Trong quá trình đảo châm thêm nước luộc thịt để ruốc không bị khô. Có thể nêm lại gia vị sao cho vừa miệng. Lưu ý chúng ta không để lửa to, chỉ để lửa liu riu để thịt vàng đều.
Bước 6: Nếu không có thời gian dùng cối giã thì bạn có thể cho vào máy xay sinh tố sử dụng nút nhấn nhả, ấn khoảng 3 giây rồi thả ra, lắc máy để ruốc không bám vào dao rồi lại ấn tiếp. Lặp lại động tác này nhiều lần như thế. Với cách làm này ruốc vẫn bông và dài sợi.
Bước 7: Cho ruốc lên chảo đảo lần 2. Trong quá trình đảo cho thêm ít dầu để ruốc được bóng đẹp mà không bị khô. Đảo ruốc cho đến khi được màu vàng như ý thì tắt bếp.
- Ruốc cá rô phi
Chúng ta có thể dùng ruốc thịt ăn với cơm nóng, bánh mì hoặc với xôi cũng không kém phần ngon miệng.
2.Ruốc cá
- Ruốc cá rô phi
Nguyên liệu:
– Cá rô phi: 1 con (khoảng 0,5-1kg)
– Nước mắm: 3 thìa súp
– Rượu trắng: 100ml
– Gừng: 1 nhánh
– Muối: 1 thìa cafe.
– Mì chính: 1 thìa cafe.
Cách làm:
Bước 1: Cá rô phi đem rửa sach, đánh vẩy. Sau đó rửa lại rồi bóc mang, mổ bụng, bỏ hết phần nội tạng bên trong, chú ý cẩn thận kẻo vỡ mật cá mà không biết, khi làm ruốc sẽ có vị đắng. Nếu chẳng may bị vỡ thì các bạn rửa sạch vài lần, bóc hết lớp màng đen bên trong đi là được.
Bước 2:Gừng gọt vỏ, giã giập, đem xát lên mình và trong bụng cá để khử bớt mùi tanh.
Bước 3:Cho cá + mì chính + muối + rượu vào tô, ướp sao cho các mặt của cá đều thấm gia vị nhé, để trong 10 phút. Rượu cũng có tác dụng khử mùi tanh cho cá.
Bước 4: Cho cá vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút đến khi chín.
Bước 5:Cá chín vớt ra, đợi cá nguội bớt thì lọc da và gỡ xương, cho phần thịt cá vào chảo nóng, rang khô.
Trong khi rang, dùng thìa to chà mạnh lên miếng thịt cá để cho thịt cá tơi ra và bông lên, càng chà, thịt càng bông. Lưu ý là vừa chà, các bạn phải vừa đảo đều tay, rang cho đến khi ruốc khô lại, ngả màu vàng là được
Ruốc chín để nguội, cất vào trong lọ đậy kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Ruốc cá hồi
Nguyên liệu làm ruốc cá hồi
- Cá hồi: 500g
- Sữa tươi không đường: 1 bịch khoảng 120ml
- Rượu trắng: 2 thìa canh
- Gừng tươi:1 củ nhỏ
- Hành tím: 2 củ
- Sả: 1 cây
- Muối trắng: 1 thìa cà phê
Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu
+ Để đảm bảo thành phẩm ruốc cá hồi thơm ngon và giàu dinh dưỡng, bạn nên mua cá hồi tươi trong nước để làm thay vì mua cá hồi đông lạnh (được nhập khẩu từ Na Uy, Nhật Bản). Tại Việt Nam, cá hồi được nuôi và cung cấp từ Sapa, không khó để có thể mua được. Cá hồi tươi có giá thành cao hơn so với cá đông lạnh nhưng chất lượng thì hoàn toàn tương xứng.
+ Cá hồi để làm ruốc là cá hồi phi lê, nếu bạn mua cá hồi nguyên con hoặc cắt khúc thì phải thực hiện thêm thao tác phi lê để loại bỏ xương.
+ 1kg cá hồi tươi có thể làm ra khoảng 300g ruốc, tùy vào số lượng ruốc muốn làm mà bạn chuẩn bị nguyên liệu cho phù hợp. Lưu ý, không nên làm quá nhiều để ăn dần vì theo thời gian chất lượng ruốc sẽ bị giảm sút, bạn chỉ nên làm vừa đủ dùng trong khoảng 2 – 3 tuần là tốt nhất.
Các bước làm ruốc cá hồi
Bước 1: Sơ chế cá hồi
Cá hồi sau khi mua về làm sạch, rửa qua với muối rồi tiến hành phi lê. Bạn đổ sữa tươi không đường vào âu, cho các miếng cá hồi phi lê vào ngâm trong sữa (sữa ngập cá). Việc ngâm cá hồi với sữa tươi không đường sẽ giúp làm sạch và khử mùi tanh của cá
Ngâm cá hồi trong khoảng 40 phút thì vớt ra, dùng khăn sạch lau khô rồi xếp vào một cái đĩa.
Bước 2: Hấp chín cá hồi
Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, đập dập. Củ sả cắt gốc, cắt bỏ lá già, rửa sạch rồi đập dập. Hành tím bóc vỏ, cắt đôi. Bạn cho gừng tươi, hành, sả lên trên cá, thêm 2 thìa canh rượu trắng vào rồi đem hấp chín. Các nguyên liệu này sẽ giúp thịt cá hồi thơm ngon hơn.
Ngâm cá hồi trong khoảng 40 phút thì vớt ra, dùng khăn sạch lau khô rồi xếp vào một cái đĩa.
Bước 3: Giã thịt cá hồi
Bạn gắp bỏ gừng, sả, hành ra ngoài, cho thịt cá hồi vào cối rồi dùng chày giã nát.
Bước 4: Xao ruốc
Để xao ruốc, bạn nên dùng chảo lòng sâu là tốt nhất, chảo rộng và nhiệt độ lan tỏa đều hơn. Bạn cho thịt cá vào chảo, bật lửa nhỏ và đảo đều để ruốc cá khô dần. Lưu ý, phải đảo liên tục và đều tay cho đến khi ruốc cá tơi và khô đều, đồng thời có màu đỏ nhẹ đẹp mắt.
Lưu ý:
- Thời gian xao ruốc sẽ mất từ 15 – 20 phút, bạn lưu ý phải để lửa nhỏ và đảo đều tay, khi ruốc tơi và đạt độ khô nhất định thì tắt bếp. Mặc dù tắt bếp nhưng vẫn phải đảo thêm vài phút nữa để ruốc không bị cháy.
- Khi xao ruốc cần phải làm ruốc khô (mới để được lâu) nhưng không nên khô quá, nếu ruốc khô quá thì ăn không ngon vì bị mất đi độ dai ngọt đặc trưng của ruốc.
- Khi xao xong ruốc, bạn đổ ra mâm hoặc khay lớn, dàn đều cho nhanh nguội.
Yêu cầu thành phẩm món ruốc cá hồi
- Ruốc có màu đỏ nhẹ đặc trưng của thịt cá hồi, sợi ruốc tơi mịn, đẹp mắt.
- Ruốc có mùi thơm hấp dẫn, thịt dai dai, ngọt ngọt.
- Ruốc đạt độ khô nhất định, không ẩm nhưng cũng không quá khô hay dễ bị gãy, nát.
- Ruốc cá chép
Nguyên liệu:
– Cá chép: 1 con (khoảng 0,5-1kg, nếu bạn chọn cá quá nhỏ thì sẽ khó gỡ xương)
– Nước mắm: 3 thìa súp
– Hạt tiêu: 1 thìa cafe
– Gừng: 1 nhánh
Cách làm:
- Cá chép đem rửa sach, đánh vẩy. Sau đó rửa lại rồi bóc mang, mổ bụng, bỏ hết phần nội tạng bên trong, chú ý kẻo vỡ mật cá mà không biết khi làm ruốc sẽ có vị đắng. Nên chọn cá có trứng là ngon nhất, vì khi rang thịt cá với trứng cá sẽ tạo nên màu rất đẹp.
- Gừng gọt vỏ, giã giập.
- Cho cá + nước mắm + hạt tiêu + gừng vào tô, ướp sao cho các mặt của cá đều thấm gia vị nhé, để trong 15 phút. Gừng có tác dụng khử bớt mùi tanh của cá các bạn nhé.
- Sau đó, cho cá vào nồi hấp cách thủy cho chín.
- Cá chín vớt ra, đợi cá nguội bớt thì lọc da và gỡ xương, cho phần thịt cá vào chảo nóng, rang khô.
- Trong khi rang, dùng thìa to chà mạnh lên miếng thịt cá để cho thịt cá tơi ra và bông lên, càng chà, thịt càng bông. Lưu ý là vừa chà, các bạn phải vừa đảo đều tay, rang cho đến khi ruốc khô lại, ngả màu vàng là được. Không nên rang quá khô vì ruốc không ngon, còn nếu ruốc ẩm quá thì dễ bị mốc, không để lâu được.
- Ruốc khô, tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh ăn dần nhé.
3.Ruốc tôm
Nguyên liệu:
- Tôm to: 1kg
- Muối: 2 thìa cafe.
- Đường: 1 thìa cafe
- Dầu ăn: 1 thìa súp
- Rượu trắng: 100ml
Cách làm:
Bước 1:Bóc vỏ tôm: đầu tiên, hãy loại bỏ phần đầu tôm, rút bỏ chân. Sau đó lột vỏ tôm cho sạch. Dùng dao hoặc kéo cắt vào sống lưng. Tách đôi phần vừa cắt rồi bỏ phần chỉ đen đi, rửa sạch với nước rồi đem ngâm với rượu trong 3 phút cho bớt tanh.
Bước 2:Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, sau đó cho tôm + muối + đường vào rang cho đến khi tôm chín nhé.
Bước 3:Khi tôm chín thì tắt bếp, lấy tôm ra, để nguội.
Bước 4:Chia tôm thành từng phần rồi cho vào cối giã. Nếu không có thời gian, bạn có thể dùng máy xay sinh tố xay thịt tôm ra nhé. Lưu ý là chỉ giã/xay hơi nát chút xíu thôi
Bước 5; Cho thịt tôm đã giã vào chảo, rang khô, vừa rang vừa dùng thìa to chà mạnh lên thịt tôm để khi chín, ruốc sẽ tạo được hình sợi và có độ bông. Các bạn đảo đều tay cho đến khi thấy ruốc có mùi thơm và ngả màu vàng đẹp là được. Tránh rang ruốc quá khô vì không ngon, nhưng nếu ẩm quá thì dễ bị mốc, không để lâu được.
Bước 6:Đợi ruốc nguội thì các bạn cất vào lọ đậy kín và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.
4.Ruốc thịt bò
Nguyên liệu :
– Thịt bò : 1kg
– Nước mắm : 1muỗng canh
– Muối : 2 thìa cà phê
– Mì chính : 2 thìa cà phê
– Tỏi : 1 củ
Cách làm :
Bước 1:Thịt bò mua về rửa sạch, lọc bỏ phần gân để ruốc được thơm ngon hơn, thái miếng vuông vừa phải.
Bước 2:Đem ướp thịt bò với nước mắm trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Cho thịt vào nồi áp suất hầm trong khoảng 30 phút cho thịt mềm ra.
Bước 4: Vớt thịt , chờ thịt nguội và khô, săn lại thì cho vào cối giã.
Bước 5:Dùng tay xé nhỏ từng thớ thịt cho thịt tơi ra.
Bước 6: Đun nóng chảo cùng một chút dầu ăn, cho tỏi băm vào phi thơm, cho thịt bò vào đảo, nêm thêm gia vị.
Bước 7:
- Trong lúc xào thịt, chú ý cho thêm nước hầm bò vào để thịt không bị
- Đảo đều tay, đun nhỏ lửa đến khi thấy thịt khô , tơi xốp và có mùi thơm là
- Để nguội, có thể cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần.
5. Ruốc thịt gà
Nguyên liệu:
– Thịt ức gà: 1kg.
– Nước mắm thơm ngon: 100ml.
– Đường cát trắng: 80gram.
– Hồ tiêu: 1 muỗng cà phê.
– Hành hương băm nhuyễn: 2 muỗng cà phê.
– Nước lọc: 100ml.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch ức gà
– Ức gà sau khi mua về ta rửa sạch với nước lạnh, rồi dùng dao sắc cắt chúng thành từng miếng nhỏ, có chiều dài chừng 4 đến 5cm nhé, sau đó dùng khăn sạch lau khô phần thịt gà.
– Trong cách làm ruốc thịt gà ngon thông thường ta nên chọn phần thịt ở ức gà vì chỗ này thịt nhiều thớ dài, không có nhiều gân cứng như những chỗ khác, thuận tiện cho việc sơ chế sau này.
Bước 2: Ướp thịt gà với gia vị
– Đầu tiên ta đổ nước mắm, tiêu bột, đường cát và hành hương băm nhỏ vào một cái âu lớn, khuấy trộn thật đều, sau đó ta mới cho thịt gà vào trộn kỹ một lần nữa cho gà ngấm các gia vị.
– Tiếp theo ta dùng màng ni-long đậy kín miệng âu rồi đặt chúng vào ngăn mát của tủ lạnh ướp chúng với thời gian ít nhất là 8 giờ đồng hồ. Nếu bạn muốn có cách làm chà bông gà nhanh hơn thì ta nên chuẩn bị ướp gà từ tối hôm trước rồi sáng hôm sau chế biến nhé.
Bước 3: Đun chín thịt gà
– Khi thịt gà đã ngấm đều gia vị ta mang chúng ra khỏi tủ lạnh, xếp chúng ngay ngắn vào trong một cái nồi đã chuẩn bị sẵn. Đổ hết lượng nước ướp thịt vào nấu cùng, cho thêm một ít nước lọc nữa nhé.
– Bắc nồi lên bếp bật lửa đun cho tới khi nước trong nồi sôi thì ta giảm lửa nhỏ lại và tiếp tục đun khoảng chừng 20 phút nữa đến khi thấy thịt chín mềm là đạt yêu cầu.
– Thịt chín ta dùng đũa gắp lần lượt từng miếng thịt vào một cái dĩa, còn phần nước đun thịt trong nồi ta đổ qua một cái rây nhằm loại bỏ bọt bẩn và lợn cợn, rồi đổ nước này vào một cái tô để riêng.
Bước 4: Xé thịt gà tơi nhỏ
Trong cách làm chà bông thịt gà thì công đoạn xé thịt gà tơi nhỏ là việc làm mất nhiều thời gian nhất do chúng ta phải xé từng thớ thịt thật nhỏ, ở đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn có 2 cách như sau:
– Cách 1: Là cách làm truyền thống từ xưa đến nay mọi người vẫn hay làm đó là cho từng phần thịt gà nhỏ vào cối rồi lấy chày giã cho tới khi thịt tơi, bông ra. Với cách này mất nhiều thời gian nhưng năng suất không cao.
– Cách 2: Dùng máy trộn Stand Mixer. Ta đổ thịt vào máy trộn rồi dùng chân quay dẹp, nên mở ở cấp độ quay trung bình để cho thịt tơi đều ra. Với cách này tiết kiệm được rất nhiều thời gian nên tăng năng suất thích hợp cho ta chế biến ruốc để kinh doanh. Và chất lượng cũng rất tốt.
Bước 5: Sấy ruốc chà bông gà khô thơm
– Khi thịt gà đã tơi bông như yêu cầu ta tiến hành công đoạn sấy khô để tiện bảo quản đồng thời làm tăng hương vị hấp dẫn của món ăn. Ta dùng một cái chảo gang dày bắc lên bếp, ta để lửa nhỏ riu riu thôi nha. Sau đó cho từng mẻ nhỏ chà bông vào chảo sấy, trong quá trình sấy ta lấy tô nước thịt vừa nãy rưới thêm vào phần ruốc để chúng ngon hấp dẫn hơn, nhớ đừng cho nhiều quá mà làm ruốc mặn đấy. Cứ làm như thế cho tới mẻ cuối cùng.
– Sấy xong ta đổ chúng ra một cái dĩa khô, đợi ruốc nguội thì ta cho vào lọ thủy tinh hay hũ nhựa đều được rồi đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát, để ăn dần.
6.Ruốc nấm hương
Nguyên liệu:200g chân nấm hương khô
Cách làm:
- Chân nấm hương mua về bạn cho ra rổ nhặt sạch những dị vật lẫn cùng, loại bỏ chân nấm bị hỏng. Sau đó cho vào nước ấm ngâm cho đến khi chân nấm nở ra, thời gian ngâm chân nấm hương để học cách làm ruốc nấm hương rơi vào khoảng 2-3 tiếng nhé!
- Sau khi ngâm xong, bạn cho chân nấm hương vào rổ, rồi cắt bỏ toàn bộ những phần đen, sát thân gỗ hoặc những phần chân nấm già ( khi làm ruốc nấm sẽ bị khô xơ, ăn không ngon).
- Sau đó bạn xả sạch chân nấm hương với nước sạch, đổ ra rổ cho ráo nước. Sau đó cho chân nấm vào luộc, sôi khoảng 3-4 phút thì bắc ra. Nhiều người cho luôn gia vị vào lúc luộc chân nấm để chân nấm ngấm gia vị, tuy nhiên bạn cũng có thể luộc không để chân nấm chín sơ. Bởi đằng nào đến lúc đảo nấm, chúng ta cũng sẽ cho gia vị cho ngấm đủ ăn.
- Sau khi luộc xong chân nấm, bạn vớt chân nấm ra rổ cho ráo nước, nhớ để cho ráo nước hoặc nhanh hơn, bạn vắt chân nấm cho thật khô. Sau đó thì xé nhỏ chân nấm theo chiều dọc, xé càng nhỏ thì làm ruốc nấm càng ngon. Nhớ kĩ chọn chân nấm hương to, dài sẽ dễ dàng khi xé hơn đấy! Nếu ngại, bạn có thể dùng máy xay sinh tố để xay nhỏ, nhưng chắc chắn thành phẩm ruốc nấm sẽ bị vụn nát, không thơm ngon như xé bằng tay.
- Cho nấm đã xé nhỏ vào chảo khô, ướp với dầu ăn, mỳ chính, bột canh, nước mắm cho vừa. Bạn có thể nêm nếm cho gia vị vừa đủ. Lưu ý, ruốc nấm cần vị mặn vừa để ăn vừa với xôi, cơm hoặc cháo, để cũng lâu hơn là ruốc nhạt nhé! Nếu bạn đang ăn chay, thay vì nước mắm bạn cho bột canh nhé!
- Sau khi ướp gia vị, bạn cho chảo ruốc nấm lên sao khô. Để lửa nhỏ, sao cho ruốc nấm khô đều, vàng lại. Dầu ăn sẽ giúp ruốc nấm thơm hơn và không bị cháy, khô khi sao. Sao đến khi ruốc vàng đạt yêu cầu, bạn bắc ra để ruốc nấm thật nguội rồi mới cho vào lọ kín để bảo quản.
*Mẹo bảo quản ruốc không sợ mốc:
- Để ruốc thơm ngon thì việc đầu tiên là nguyên liệu cho món này phải tươi. Ruốc được làm chủ yếu từ thịt gia súc, gia cầm nên phải bảo quản đúng cách tránh hư hỏng, mất vệ sinh.
- Sau khi chế biến ruốc xong, bạn nên để ruốc phơi bên ngoài cho tơi xốp và nguội hẳn, sau đó bạn thực hiện với hộp thủy tinh, hộp nhựa để đựng hoặc túi zíp. Như vậy, ruốc thịt sẽ được bảo quản bên trong.
- Lưu ý là khi nào ăn, bạn mới mở bao bì, hộp đựng ruốc ra, không nên mở ra thường xuyên, hạn chế để ruốc tiếp xúc với không khí.
- Hộp thủy tinh được rửa sạch, lau khô sau đó bạn cho ruốc thịt vào bên trong, đậy kín nắp. Với nhiệt độ bên ngoài có thể để trong thời gian 30-40 ngày nhưng nếu như bạn bảo quản trong tủ lạnh thì có thể để tới 3-4 tháng hoặc có thể hơn nữa. Dù đặt trong tủ lạnh thì bạn cũng nên chú ý cần đặt ruốc trong hộp thật kín chứ không thể để trong bát hay đĩa thông thường vì như vậy sẽ làm hỏng đi mất mùi vị của ruốc. Ngoài ra nếu như đặt như vậy hơi ẩm trong tủ lạnh cũng có thể xâm nhập và không tốt cho chất lượng của ruốc.
- Tuy nhiên, bạn cũng chú ý khi sử dụng ruốc, lấy ruốc cần phải cẩn thận, không nên cho đầu đũa, thìa hay tay bẩn vào bên trong. Chỉ cần một chút nước thôi cũng khiến cho ruốc có thể hỏng vài ngày sau đó khiến cho ruốc bị mốc và không sử dụng được nữa.