Móng giò lợn ( móng giò heo) là một trong những bộ phận chứa nhiều chất bổ dưỡng của con lợn. Móng giò mùi vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt món này ăn vào những ngày trời lạnh rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Móng giò giàu dinh dưỡng có tác dụng bổ huyết, nhiều sắt và vitamin A, B. Ăn móng giò còn giảm suy nhược thần kinh, giúp ngủ ngon. Ngoài ra, chất keo trong móng giò còn giúp các tế bào da không bị khô nhăn nhờ đó da luôn căng bóng.
Móng giò lợn – Thực phẩm dưỡng da đồng thời là thuốc quý trong Đông y.
Tác dụng của các món ăn từ giò heo
Móng giò lợn có chứa nhiều hoạt chất, myoglobin và là nguồn cung cấp collagen rất tốt. Do đó, đây cũng là thực phẩm nên thêm vào thực đơn mỗi tuần nếu chị em muốn sở hữu làn da mịn màng hơn, ít nếp nhăn hơn. , sử dụng chân giò lợn đúng cách, bạn hoàn toàn có thể chế biến chúng thành những bài thuốc chữa bệnh, làm đẹp da rất hiệu quả.
- Dưỡng huyết, an thần. Món ăn giúp dưỡng huyết, an thần, giúp duy trì làn da khỏe mạnh, đồng thời là món ăn rất tốt cho người bị động kinh.
- Cải thiện tuần hoàn khí huyết, dưỡng da.Bổ khí ích huyết, hoạt huyết, phòng ngừa và chữa trị bệnh thiếu dinh dưỡng của da, phòng chống nếp nhăn trên da mặt.
- Chữa khô da, nhất là khô da vào mùa đông cực tốt.Chân giò bổ âm, nhuận da sinh tân dịch, rất tốt cho người có làn da khô.
- Phòng chống bệnh xương khớp
- Bổ thận
- Mát gan, giúp bổ thận mát gan, rất thích hợp cho người có làn da khô sần, nổi mụn lâu lành, người gầy nóng khó lên cân, ăn ngủ kém, khí huyết hư.
- Tốt cho Phụ nữ sau khi sinh. Sau khi vượt cạn một phần mất rất nhiều năng lượng và nước, một phần do quá trình mang thai khiến cơ thể mất rất nhiều chất nên cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình hồi phục, cũng như có sữa nhiều hơn cho con bú.
- Chất keo trong móng giò khi được hấp thu vào cơ thể con người sẽ giúp các tế bào da giữ được thủy phần, nên đỡ bị khô nhăn, khiến cho da bóng và căng.
- Thường xuyên ăn móng giò sẽ có tác dụng nhất định đối với các chứng bệnh như chảy máu đường hô hấp, hôn mê do mất máu, đồng thời cải thiện vi tuần hoàn của cả cơ thể, qua đó có thể phòng ngừa hoặc giảm nhẹ bệnh tim và não thiếu máu.
- Đối với những người trong khi hồi phục sức khỏe sau khi mổ do bị bệnh nặng thì ăn móng giò có lợi cho việc hồi phục sinh lý bình thường của các nhóm tế bào, tăng nhanh sự thay đổi chất, khiến cho cơ thể con người không bị lão hóa.
Điểm qua những món từ chân giò heo dưới đây, bạn sẽ thấy món giò heo đặc biệt như thế nào.
Móng giò heo hầm đu đủ xanh – món ngon lợi sữa cho mẹ bỉm sau sinh.
Thành phần nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 600 gram móng giò
- 400 gram đu đủ
- Đậu phộng
- Gia vị: Hành lá, hành tím, đường, nước mắm, bôt ngọt, tiêu, muối, dầu ăn
Lưu ý:
Tùy theo sở thích của gia đình mà chọn đu đủ xanh, còn non hay đã hơi ngả vàng. Tuy nhiên, nấu đu đủ có ruột hơi ngả vàng là ngon ngọt nhất.
Nên chọn chân giò sau vì có nhiều thịt, bắp cũng chắc hơn chân trước.
Sơ chế nguyên liệu
- Đu đủ mua về gọt vỏ, bỏ hết hạt, rửa sạch rồi xắt miếng vừa ăn. Sau đó, cho đu đủ vào thau nước muối pha loãng, ngâm khoảng 10 phút thì vớt ra để ráo. Không nên bỏ qua bước này vì nó giúp làm sạch hết nhựa đu đủ.
- Móng giò cạo lại cho sạch lông và chất bẩn, rửa kỹ với nước muối pha loãng. Sau đó, chặt móng giò thành từng khúc vừa ăn rồi trụng qua nước sôi để khử sạch mùi hôi.
- Hành lá, hành tím rửa sạch thái nhỏ, đậu phộng ngâm nước, để ráo.
Các bước thực hiện
Bước 1: Chân giò sau khi để ráo, bạn đem ướp với gia vị gồm: 1 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê nước mắm, nửa thìa cà phê tiêu, hành khô băm nhuyễn. Trộn đều tất cả các gia vị với giò heo rồi để ướp khoảng 10 – 15 phút cho gia vị thấm vào chân giò.
Bước 2: Đun một lượng nước vừa ăn cho sôi rồi bỏ chân giò đã ướp gia vị vào hầm trên lửa vừa phải. Bạn hầm cho chân giò mềm thì tiếp tục cho đu đủ thái hơi to vào hầm cùng. Lưu ý khi hầm đu đủ, bạn nên hầm vừa phải, không để đu đủ mềm quá sẽ không ngon.
Đến lúc đu đủ đã mềm, bạn nêm lại gia vị một lần nữa cho vừa với khẩu vị gia đình rồi cho thêm tiêu, hành, ngò tươi, ớt tươi cắt miếng vào cho thêm phần hấp dẫn là hoàn thành.
Chỉ với các bước đơn giản trên đây, bạn đã có món giò hầm đu đủ nhiều chất bổ dưỡng với hương vị thơm ngon để chăm sóc mẹ bầu và các thành viên trong gia đình rồi. Cách nấu món chân giò hầm đu đủ này không hề khó nên các chị em có thể dễ dàng áp dụng để tự tay vào bếp trổ tài đấy.
Giò heo nấu giả cầy thơm ngon
Giả cầy là món ăn của người Bắc. Tên gọi như vậy vì đó là một món ăn giống thịt cầy nhưng lại chế biến từ thịt giò heo. Món ăn này đòi hỏi những gia vị đi kèm phải rất Bắc, riềng, mắm tôm, nghệ (bột hay tươi giã nhuyễn) và nhất định không thể thiếu cơm mẻ – một gia vị có vị chua, là một loại men tiêu hóa khá tốt.
Nguyên liệu:
- 1 cái giò heo cả móng và thịt: khoảng 1,5kg
- Sả: 5 nhánh
- Riềng: 1 củ
- Ớt: 2, 3 trái
- Bột nghệ: 3 muỗng cafe
- Mẻ: 150gr
- Mắm tôm: 3 thìa canh
- Gia vị thông thường: muối, nêm, mắm…
Cách làm giò heo nấu giả cầy
Sơ chế nguyên liệu
- Sả rửa sạch băm nhỏ
- Củ Riềng làm sạch, thái lát mỏng cho vào máy xay, xay nhỏ hoặc cho vào cối giã nhỏ.
- Ớt cũng thái lát mỏng
- Giò heo mua về rửa sạch sẽ sau đó treo lên cho ráo. Dùng rơm thui cho giò cháy xém vàng đều (không có rơm có thể dùng đèn khò hoặc nướng bằng lửa nhỏ trên bếp gas cũng được). Tiếp đến rửa lại cho sạch, dùng dao chặt miếng vừa.
- Sau đó, đem ướp riềng xay, bột nghệ, sả, mẻ, mắm tôm, 1 muỗng cafe muối và ớt trong vòng 45 phút.
Chế biến
Bước 1: Đặt chảo lên bếp cùng một muỗng canh dầu, chờ dầu sôi rồi cho thịt chân giò đã ướp vào chảo, đảo qua cho hơi săn mặt thịt, thêm nước và ngập khoảng 2/3 thịt, ninh đến khi thịt chín mềm.
Bước 2: Sau khi nước sôi trở lại bạn vặn lửa nhỏ lại cho thịt ngấm đủ gia vị mà không bị chín nhũn. Cứ như thế bạn đã có một nồi giả cầy thơm ngon đúng vị rồi.
Ninh móng giò cho đến khi chín mềm (nhưng thịt không quá nhũn) thì nêm thêm mẻ, mắm tôm, gia vị sao cho vừa miệng (có thể cho thêm tí xíu đường để làm giảm độ mặn của mắm tôm). Đun sôi thêm trong vòng vài phút thì cho hành hoa và ngổ hương vào đảo đều rồi tắt bếp.
Lưu ý:
– Nếu nấu bằng nồi áp suất: không nên cho thêm nước, đun sôi lửa rất nhỏ khoảng 15 phút rồi bắc ra, không xì hơi, để tự nguội.
– Nếu nấu nồi thường: có bỏ thêm ít nước, nấu tới khi thịt mềm.
– Khi nước sôi, phải vặn nhỏ lửa cho đến khi nước sệt sệt và thịt mềm tới là được, tránh để da thịt nhũn.
– Với món thịt giả cầy các bạn nên dùng lúc nóng, ăn với cơm hoặc với bún đều rất ngon.
Mặc dù móng giò heo có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng những người bị mắc một số bệnh dưới đây không nên ăn móng giò.
Móng giò rất giàu dinh dưỡng, chứa một hàm lượng canxi, sắt, vitamin A, B, C nhất định, nhất là chất protit trong móng giò sau khi tan ra có 11 khoáng chất không kém gì móng gấu.
Đông y cho rằng, móng giò có tác dụng bổ máu, thông sữa, làm cho da mềm mại, bổ tinh thận….Dù rất có lợi nhưng không phải ai cũng ăn được món ăn bổ dưỡng này; một số người mắc bệnh sau đây nên hạn chế ăn móng giò.
- Người bị sỏi thận: Lượng chất béo có trong móng giò là rất cao, vì thế người bị sỏi thận cần tuyệt đối tránh ăn món ăn này.
- Người bị viêm gan mãn tính: Ăn nhiều chất béo cũng là một trong những nguyên nhân phát bệnh viêm gan mạn tính và khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn
- Người thừa cân, béo phì