Trung Thu đến, thứ không thể thiếu là bánh Trung Thu, một miếng bánh thơm ngon, một ly trà nóng nhâm nhi tâm sự cùng gia đình còn gì bằng!
Bánh trung thu được bán thường đắt hơn nhiều so với giá trị thực của nó bởi việc sản xuất và kinh doanh chỉ mang tính thời vụ nhất định và thị trường phục vụ chỉ là những nơi mà Tết Trung thu được quan tâm, có tầm ảnh hưởng lớn như các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trung Thu đang đến gần, bạn là một người phụ nữ của gia đình, muốn tiết kiệm tiền và chăm lo cho sức khỏe của gia đình? Vậy tại sao chúng ta không thử làm bánh Trung Thu tại nhà cho chồng con? Nên làm bánh tại nhà không những đơn giản mà còn rất tiết kiệm, không lo sợ bất kì chất bảo quản hay phụ gia nào cả. Bắt tay vào làm thôi nào!
Bánh trung thu có hai thành phần cơ bản là vỏ bánh và nhân bánh. Tùy theo vỏ bánh (làm bằng bột mì hay bằng bột gạo hay bột gạo nếp) cũng như quy trình chế biến bánh (làm chín bằng lò nướng) mà người ta lại chia thành hai loại bánh nướng và bánh dẻo. Các nguyên liệu làm nhân bánh có thể gồm đậu xanh (ngọt) , mứt, lạp xường, trứng muối, đường, khoai môn, sầu riêng, hạt sen, thập cẩm…
Chúng ta cùng làm bánh Trung thu loại dẻo:
Bánh dẻo có vỏ và cả nhân bánh đều đã được làm chín từ trước khi đóng khung bánh, và chúng ta cũng thường gặp bánh dẻo chay không có nhân bên trong. Bột làm vỏ bánh được làm từ gạo nếp rang rây mịn, chút hương liệu như vani (vị sữa) hay nước hoa bưởi, nước đường, hoặc mùi vị bạn thích. Người làm bánh nhào bột, bao nhân và đem ép trong khuôn đã rắc chút bột chống dính ( để dễ lấy ra). Sau khi tháo khuôn bánh đã có thể ăn được ngay không cần bất cứ biện pháp chế biến thêm nào khác.
Nguyên liệu chuẩn bị khá đơn giản:
- Nước đường: 70g ( nhân khẩu phần số lượng bánh lên tùy bạn)
- Dầu thực vật: 2g (giúp bánh mềm hơn)
- Bột bánh dẻo: 30g (đây là loại bột nếp đã rang chín trước)
- Tinh dầu hoa bưởi: Khoảng 4 giọt (đây là nguyên liệu không thể thiếu, nếu thiếu thì sẽ ra thành cục bột không ăn được!)
- Bột trà xanh ( vị trà xanh cho bánh)
Nhân bánh chuẩn bị theo ý bạn:
- Khoảng 50g nhân nhuyễn (xay ra) hoặc 50g nhân thập cẩm
- Hoặc thêm trứng muối đã nướng chín ( tùy bạn)
Cách làm bánh:
Bước 1: Đun nước đường
Hòa đường với nước nóng đã nấu trước theo tỷ lệ 1:1 trong nồi cho đến khi đường tan hết. Đặt lên bếp đun sôi thêm khoảng 10 đến 15 phút ở chế độ lửa nhỏ vừa. Thêm vào một ít nước cốt chanh sau đó đun cùng và vặn lửa lớn cho nước đường sôi mạnh khoảng 1 phút thì tắt bếp ngay ( để không bị cháy đen)
Bước 2: Làm nhân bánh dẻo truyền thống
Ngâm đậu xanh trong nước trước khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ sau đó vo cho thật sạch
Cho đậu xanh đã ngâm đó vào nồi, thêm nước tỷ lệ 1:4 và đặt lên bếp đun chín (để lửa vừa phải)
Khi thấy nước hơi cạn tí, bạn đậy nắp nồi lại và nấu chín đậu xanh cho đến khi đậu xanh sền sệt, cạn nước thì tắt bếp đi, để không bị cháy.
Cho đậu xanh còn ấm vừa nấu vào máy xay sinh tố, thêm ít đường và xay thật nhuyễn.
Cho đậu xanh đã xay đó vào chảo chống dính cùng một ít dầu ăn hay dầu dừa (1/2 thìa), đặt lên bếp đun tầm 15 phút với lửa nhỏ cho hơi nước bay đi hết, nhân đậu đặc sánh lại là ổn.
Trộn bột mì cùng bột trà xanh với khoảng 40ml nước, quấy đều tay để bột tan hết.
Sau đó đổ bột trà vào chảo và tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi bột đặc quánh lại. Nặn nhân bánh thành những viên tròn vừa phải khi còn ấm ( dễ nặn, không bị bể)
Bước 3: Làm vỏ bánh dẻo
Tinh dầu bưởi vào nồi nước đường đã đun sôi.
Cho từ từ bột bánh dẻo vào nồi và dùng dụng cụ đánh trứng cùng thìa để trộn đều bột, sau khi bột đã nguội bớt thì bạn có thể dùng tay để trộn bột dẻo mịn hơn.
Phủ ít bột khô ra mặt bàn hoặc thớt sạch sau đó đặt bột bánh dẻo lên phía trên, tiếp tục phủ bột khô lên trên khối bột cuối cùng để bột nghỉ khoảng 15 – 20 phút. Dùng tay nặn bột cho bột dẻo và chắc hơn.
Bước 4: Nặn bánh
Bước này khá đơn giản, các bạn lấy bột tầm 110g vo tròn, sau đó ấn xuống thành hình quấn nhân vào trong. Cho vào khuôn, nếu bánh bị dính tay có thể dùng thêm bột khô vừa phải để dễ dàng hơn.
Phần bột chưa dùng tới có thể lấy bọc thực phẩm quấn lại.
Để không dính khuôn, dùng ít dầu ăn hoặc bột khô vào khuôn hình.
Bước 5: Gói bánh
Cho bánh dẻo vào hộp hay túi kín để bánh không bị khô. Để bánh từ 1-2 ngày để bột trong hơn ăn sẽ ngon hơn.
Lưu ý khi làm bánh:
Thứ nhất: không để bột nghỉ trước khi đóng bánh vào. Công thức này phải làm nhanh tay. Bột lúc mới nhào xong độ đàn hồi rất tốt và chuẩn nhất. Lúc đóng khuôn bột sẽ không bị co lại. Nếu 2 người cùng làm thì khoảng 3 phút /bánh. Nếu làm một mình thì 5 phút/ bánh.
Thứ hai: không thêm quá nhiều bột áo lúc nhào, thêm quá nhiều bột áo với định lượng không chính xác rất dễ gây bột khô và cứng.
Thứ ba: Nên dùng khuôn lò xo rất dễ dùng, đa dạng mẫu và thiết kế hiện đại, quan trọng nhất là giá cả phải chăng ( ở chợ bán rất nhiều).
Độ ngọt sẽ quyết định một phần thời gian bảo quản bánh (bánh càng ngọt thì càng bảo quản được lâu hơn nhiều). Với công thức này, bánh vẫn đảm bảo bảo quản khoảng 5 – 7 ngày ở nhiệt độ phòng (20 đến 23 độ C) mà không quá ngọt cho các bạn dùng. Nếu bạn không thích ăn quá ngọt hay không cần bảo quản lâu ngày, có thể giảm lượng đường theo ý bạn ở phần nguyên liệu khi nấu nước đường.