Từ lâu bún riêu cua đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong ẩm thực của người Việt, món ăn dân dã bình dị ấy đã đi sâu vào lòng biết bao người con xa quê đã khiến biết bao du khách nhớ mãi không thôi bởi hương vị ngọt đậm đà thêm vị chua chua của nước dùng, thoang thoảng vị cua đồng. Các mẹ các chị em hoàn toàn có thể làm món này tại căn bếp nhỏ của mình cho cả gia đình bởi cách chế biến khá đơn giản dễ làm.
Bún riêu cua đồng
- Bún riêu cua đồng là một trong hàng trăm hàng nghìn món ăn được mọi tầng lớp người dân Việt Nam yêu thích, ưa chuộng bởi vì nó hội tụ đủ ba điểm cốt yếu: ngon – bổ – rẻ, không những là một món ăn bổ dưỡng có tác dụng giải nhiệt, đặc biệt là vào những ngày hè oi nóng mà nó còn kích thích ăn ngon miệng và dễ tiêu hóa, phù hợp với mọi lứa tuổi, và hình thức thì thật vô cùng hấp dẫn.
- Món bún riêu cua đồng không chỉ là một sản phẩm ẩm thực đầy tính sáng tạo của những người nội trợ là những người mẹ, người chị Việt đảm đang, mà nó còn là niềm vui tinh thần bình dị gắn kết những tình cảm ruột thịt của những người trong gia đình với nhau, gắn kết tình quê hương với những người con xa quê khi nhớ về món ăn đậm đà hương vị quê hương này.
Nguyên liệu để nấu món riêu cua đồng cho khoảng 4 người ăn
- 1kg cua đồng
- 100 g thịt xay
- 100 g tôm nõn
- 3 quả trứng gà
- 1 kg bún rối
- 4 miếng đậu
- 4 quả cà chua
- 2 quả me chua hoặc 2 quả dọc chua
- 40 ml mắm tôm
- Hành lá, rau mùi , rau xà lách, hành khô, rau bắp quả chuối, mắm, muối, tỏi, dầu, đường, hạt tiêu, giấm bỗng.
Đồ dùng nấu ăn cần chuẩn bị để nấu món ăn:
- Chảo rán. nồi , cối, chày giã cua, rây lọc, bếp, tô loại to nhỏ.
Cách sơ chế các nguyên liệu
- Các nguyên liệu cần để nấu nướng các mẹ mua về đem rửa sạch để chuẩn bị các bước tiếp.
- Rau sống rửa sạch để riêng
- Cua đem ngâm nước cho loại bỏ hết cặn bẩn nên ngâm từ 2 đến 3 tiếng.
- Thịt rửa sạch thái miếng nhỏ.
Các bước thực hiện
Bước 1: Cách chế biến tôm thịt
Cách Chế biến chả viên tôm và thịt ăn cùng bún riêu cua: Tôm tươi hấp chín bóc vỏ mang xay nhuyễn. Thịt cũng mang xay nhuyễn sau đó cho trứng gà hành khô băm nhỏ, cho hạt nêm, mắm, mì chính rồi trộn đều lên.
Bước 2: Cách làm riêu cua đồng
- Đậu cắt thành miếng vuông nhỏ mang đi rán vàng, hành lá rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Cà chua bạn cắt lát mỏng vừa miệng ăn, rồi để riêng ra bát.
- Bắp chuối thái mỏng ngâm nước cho ra bớt nhựa.
- Me rửa sạch dập dập cho mềm dễ ra nước chua.
- Rửa sạch cua để loại bỏ hết đất và cát bám trong cua, tốt nhất bạn nên ngâm cua trước khi làm khoảng 2 đến 3 tiếng.
- Bóc bỏ riêng phần mai cua để riêng, bỏ đi phần yếm đằng trước của con cua, sau đó bạn dùng thìa nạo lấy phần gạch cua cho vào tô nhỏ, ướp qua với 1 ít nêm mắm, hạt tiêu.
- Lấy cối giã phần cua vừa bỏ mai đi, có thể đem xay nhưng khuyên các mẹ nên giã thì phần thịt cua sẽ lọc ra được nhiều hơn. Sau khi giã nhuyễn cho nước vừa đủ ăn vào cối, giã tiếp rồi lấy rây lọc lấy phần nước, giã rồi lọc lại lần 2.
- Cho nước cua vừa lọc vào nồi đặt lên bếp, hòa thêm chút mắm, nêm đun ở lửa vừa.Các bạn chú ý không để lửa to quá, gạch cua rất dễ bị trào ra ngoài.
- Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, đặc biệt k được khuấy mạnh riêu sẽ không thể kết lại sau đó vớt để riêng ra bát. Sau đó cho cà chua, cho me chua vào nồi nước cua, nếm lại nước dùng rồi cho thêm ít mắm tôm rồi cứ tiếp tục đun ở lửa nhỏ. Lưu ý nếu nấu bằng quả dọc thì
- Nước cua sôi lại bạn cho đậu đã rán rồi cho hỗn hợp thịt tôm vào, hỗn hợp thịt tôm chín nổi lên mặt nước thì lúc sắp ăn bạn có thể cho thêm chút giấm bỗng vào, nhiều hay ít tùy thuộc vào khẩu vị của bạn và gia đình nhé, ( thường thì trong món bún riêu cua người miền Bắc thường cho thêm chút giấm bỗng vào để có được vị chua thanh mát dịu và mùi thơm đặc trưng vùng miền).
Bước 3: Bước cuối cùng để có món bún ngon đúng điệu
- Đã xong những khâu quan trọng sau đó công việc cuối cùng là bạn phi thơm hành khô rồi đổ phần gạch cua vào, đảo đều lên rồi tắt bếp. Cái này tạo thêm màu sắc và hương vị thơm của hành cho món ăn, tùy các bạn có thể cho luôn vào trong nồi nước riêu cua hoặc bạn cho riêng vào từng bát khi ăn đều có thể được.Theo kinh nghiệm từ xưa của bà và mẹ thì gạch ở phần mai cua mới là hương vị chính làm nên mùi vị rất riêng biệt của bún riêu cua.
- Phần gạch cua khều ra phải phi hành mỡ cho thật thơm, vàng đều, đảo gạch cua nhanh tay sao cho không nát, tạo màu vàng sẫm mới đạt yêu cầu. Phần gạch cua này được để riêng, khi nào thấy nồi nước cua bắt đầu sôi thì trút vào nồi.Cho bún rối, hành, rau mùi vào từng tô sau đó chan nước riêu cua và nước gạch cua lên trên là bạn đã có món bún riêu cua đậm đà hương vị miền Bắc cho cả gia đình rồi nhé, khi ăn bạn có thể ăn kèm với chút rau sống tươi để tạo cảm giác ngon miệng hơn , thanh mát hơn trong những ngày hè nóng bức nhé.
- Như vậy món bún riêu cua đồng đã hoàn thành với mùi thơm đặc trưng của mắm tôm, nước cua ngọt đậm đà và vị chua thanh của cà chua ăn bảo đảm sẽ khiến bạn ngất ngây. Rau sống ăn kèm bạn có thể tuỳ chọn theo sở thích nhé.Những thứ bạn có thể ăn kèm với bún riêu cua lá chanh, ớt, tỏi. Rau sống có thể gồm rau muống chẻ ngọn, hoặc nõn của cây chuối non thái mỏng, rau diếp thái, lá tía tô, lá kinh giới và rau húng tùy sở thích nhé.
Các lưu ý để nấu món riêu cua đồng
- Để có được món bún riêu cua ngon, bạn còn có thể cho tôm khô bóc vỏ vào nấu cùng hoặc bạn dùng nước hầm xương.
- Chọn được cua đồng ngon cũng là công đoạn khá quan trọng để có được món bún riêu cua ngon. Dưới đây là cách chọn cua:
- Màu sắc của cua: Cua đồng thông thường có màu xám đục, phần mai của cua màu sáng hơn.
- Những con cua như thế nào là khỏe, tươi: Bạn nên chọn những con cua nếu chúng di chuyển nhanh, mình mập chúng còn đủ chân. Mẹo cho các mẹ các chị là lấy tay ấn nhẹ vào vỏ yếm cua nếu thấy nổi bọt khí là cua còn tươi.
- Để nhận biết cua đực, cua cái: Cách phân biệt dễ dàng nhất là bạn phải quan sát phần yếm cua. Nếu nhìn cua có yếm nhỏ là cua đực, còn yếm lớn hơn thì là cua cái. Nếu muốn nấu nhiều gạch thì bạn nên chọn cua cái và nếu muốn nhiều thịt thì chọn con cua đực.
- Thời điểm cua ngon nhất: Cua béo ngậy, thịt chắc, ngọt thơm nhất là vào thời điểm đầu tháng và cuối tháng. Giữa tháng thông thường là thời điểm cua lột xác nên cua gầy ít thịt.
Cách khác nấu món bún riêu cua đồng
Ngoài cách nấu đậm đà hương vị miền bắc như trên bạn cũng có thể nấu bún theo hương vị của người miền nam:
- 1kg cua đồng xay nhuyễn giữ mai
- 200g thịt xay
- 200g tàu hũ cục chiên sẵn
- 1 quả trứng gà
- 1 quả cà chua
- 2 củ hành tím
- Gia vị: 40 g bột nêm; 3 g tiêu; 40g đường; 40g mắm tôm; 30ml dầu.
- 1 kg bún
Cách nấu bún riêu cua đồng kiểu miền Nam:
Bước 1: Sơ chế cua và nguyên liệu khác
- Rửa sạch cà chua, thái múi cau. Bóc vỏ, băm nhuyễn hành tím.
- Rây phần cua xay qua rây lấy thịt, vẫn giữ lại phần xác để nấu nước dùng. Khều sạch gạch cua trong mai cho vào chung.
- Hòa 500 ml nước sạch với phần xác cua, lược kĩ qua rây để lấy sạch phần thịt còn lại, bỏ vỏ cua
Bước 2: Làm riêu cua
- Trộn hỗn hợp thịt, gạch cua với thịt băm, hành tím, một quả trứng gà, 15g bột nêm, 5g tiêu. Sau khi hỗn hợp thịt, gạch cua đã quyện lại với nhau, bạn lần lượt vo thành từng viên nhỏ.
Bước 3: Nấu nước dùng
- Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho 30 ml dầu điều, hành tím, cà chua vào, mở lửa lớn.
- Khi cà chua mềm, 500 ml nước sạch và nước thịt cua vào, giảm lửa vừa. Khi nước sôi, nêm 40g mắm tôm, 30g bột nêm, 40g đường.
- Thả từng viên cua vào nước
- Dùng muỗng nhẹ nhàng múc từng viên thịt riêu cua thả vào nồi nước dùng.
Bước 4: Thưởng thức
- Xếp bún ra tô, múc thịt riêu, tàu hũ ra và chan nước dùng vào.
Cách ăn món bún riêu cua đồng
|
Trên đây mình đã giới thiệu tới các bạn 2 cách chế biến bún riêu cua đồng cực kỳ đơn giản đúng ko nào, các bạn có thể làm ngay tại căn bếp nhỏ của mình mà không phải đi đâu xa.Chúc các bà, các mẹ và các chị thành công trong cách nấu món ăn này nhé.