Miền Tây là miền sông nước, một miền quê gắn liền với bao thế hệ. Khi đến với miền tây, các bạn sẽ có được một cảm giác thoải mái của không khí nơi đây, thân thiện của người dân bản địa. Bên cạnh đó khi du lich Miền Tây các bạn sẽ được thưởng thức những món ngon, đặc sản nơi đây. Sau đây là những món khi đến với miền tây các bạn phải thử cho bằng được một lần trong đời.
Giới thiệu các món ngon Miền Tây sông nước
Món gỏi sầu đâu
Gỏi sầu đâu khô cá sặc là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân nhiều tỉnh miền tây nam bộ như Kiên Giang, Trà Vinh hay Cà Mau được chế biến bằng 2 nguyên liệu chính là lá sầu đâu và khô cá sặc. Ngày nay món ăn này đã vuợt khỏi làng quê để đi vào các nhà hàng sang trọng và trở thành món khoái khẩu của người dân nơi phố thị. Vị đắng thanh của lá sầu đâu, vị chua chua ngọt ngọt của nước mắm me kết hợp cùng mùi thơm lừng của khô cá sặc tạo nên một món ăn tuy đơn giản nhưng không thực khách nào cưỡng lại được.
Nguyên liệu làm món gỏi sầu đâu
- Cá sặc Châu Đốc (chọn loại mới mập, thịt đỏ sẽ ngọt, béo và thơm hơn): 1 con (loại 1kg có 4 – 5 con)
- Lá sầu đâu: 1 – 2 đọt non (chọn đọt có bông chưa nở vì bông nở sẽ có vị đắng hơn)
- Me chín: 100 gr
- Ớt xay: 1 muỗng cà phê
- Tỏi: 2 tép
- Rau răm: 50 gr
- Ngò gai: 2 nhánh…
- Thịt ba rọi
- Thơm, dưa leo, xoài sống
Sơ chế nguyên liệu
- Sầu đâu lặt lá chần sơ qua nước nóng pha chút muối rồi ngâm với nước đá cho lá bớt đắng và giữ được độ tươi. (không nên để ăn sống vì ăn sống rất dễ bị say)
- Khô cá sặc ngâm qua nước muối loãng cho bớt mặn, sau đó chiên vàng, bỏ xương rồi xé nhỏ.
- Thịt ba rọi luộc chính, thái mỏng
- Dưa leo bỏ hột, thái lát mỏng
- Thơm và xoài gọt vỏ, thái lát mỏng
- Ngò gai, rau răm thái nhuyễn.
Trộn gỏi
Pha nước mắm me: Cho me vào 1 chén nước ấm và dầm cho me tan đều. Cho hỗn hợp tỏi ớt xay/bầm nhuyễn, đường và nước mắm vào sao cho vừa ăn. Lấy một phần hỗn hợp này ra để làm nước trộn gỏi, phần còn lại đem đi đun sôi cho đến khi kẹo lại một chút. Khuấy đều tay trong khi đun nước chấm để đường tan hết và dậy mùi thơm.
Dùng một thau lớn để trộn đều lá sầu đâu, khô cá sặc, dưa leo, thơm, xoài, thịt cùng với phần nước mắm me để riêng
Múc gỏi ra đĩa, bày rau răm và ngò lên trên cho đẹp mắt.Món gỏi sầu đâu đầy đủ các vị chua, ngọt, mặn, đắng, cay hòa quyện vào nhau. Lá sầu đâu tuy mới ăn nghe vị đắng nhưng khi nuốt vào sẽ thấy hậu ngọt rất thú vị.
Ăn cùng với bánh tráng nướng, cơm nóng hoặc làm món nhậu đều ngon.
Lưu ý: Những người thích ăn đắng nhiều hơn có thể bỏ qua bước chần lá nước muối mà chỉ cần ướp nước đá cho lá tươi giòn. Không nên cho quá nhiều nước mắm khi trộn gỏi vì như vậy sẽ làm rau dễ bị mềm nhanh không còn độ tươi ngon.
Người ta có thể thay khô cá sặc bằng khô cá lóc , mùi vị vẫn ngon nhe.
Người ta thường ăn món này khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 âm lịch vì đây là khoảng thời gian cây sầu đâu ra hoa và lá mới.
Bạn có thể thay khô cá sặc bằng khô cá lóc, cá dứa, khô mực và nướng chín thay vì chiên vàng.
Lá sầu đâu có thể được dùng để ăn kèm nhiều món như cá kho, mắm thái, mắm chưng, thịt kho…
Người mới ăn món sầu đâu khô sặc lần đầu có thể thấy hơi đắng, nhưng khi nhai kỹ thì sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh trong cuống họng. Một món ăn không hề cầu kỳ được làm từ những thành phần vô cùng quen thuộc sẽ khiến bạn càng ăn lại càng nghiện, mà càng nghiện lại càng yêu hương vị dân dã này của người miền tây nam bộ chất phát, thật thà.
Lẩu mắm
Nói đến Miền tây, thì phải kể đến món lẩu mắm phải không nào. Lẩu mắm được xem là đỉnh cao của nghệ thuật thưởng thức mắm ở miền Tây, và là món ăn mọi du khách không nên bỏ qua khi đến vùng đất này.
Nguyên liệu làm món lẩu mắm
- Thịt ba chỉ: 500 gram
- Cá hú: 1 con khoảng 700 gram
- Tôm: 300 gram
- Mực: 300 gram
- Cá viên: 300 gram
- chả cá 300 gram
- Mắm linh: 50 gram
- Mắm sặc: 50 gram
- Cà tím: 200 gram
- Ớt sừng: 5 trái
- Rau ăn kèm gồm
- Thèo nèo: 100 gram
- Cọng bông súng: 100 gram
- Bạc hà: 100 gram
- Rau đắng: 100 gram
- Rau nhút: 200 gram
- Bông bí đỏ:: 100 gram
- Bắp chuối bào: 100 gram
- Rau muống bào: 100 gram
- Xương gà: 2 bộ
- Bún tươi: 1 kg
- Nước mắm, tỏi xay, ớt bằm, sả bằm: mỗi thứ 1 muỗng cà phê
- Bột ngọt, dầu ăn…
Sơ chế nguyên liệu và chế biến món lẩu mắm
Bước 1: Sơ chế thịt và các loại hải sản
- Xương gà bạn rửa sạch rồi chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Để đảm bảo vị ngọt, ngon của xương gà bạn nên luộc sơ qua nước nóng để loại bỏ được chất bẩn đồng thời khử được mùi hôi của xương. Đặc biệt, trong khi luộc bạn nên vớt hết bọt bởi đó là các loại chất bẩn có trong xương. Sau đó bạn rửa sạch lại bằng nước rồi hầm xương trong khoảng 2-3 tiếng.Hầm xương gà với khoảng 2 lít nước dùng khoảng 30 phút. Lọc nước hầm qua rây, để riêng.
- Thịt ba chỉ bạn rửa sạch rồi thái lát mỏng vừa ăn.
- Rửa sạch tôm, để ráo. (cắt đầu bỏ hoặc để nguyên tùy thích)
- Rửa sạch mực, cắt miếng vừa ăn, để ráo.
- Làm sach cá, cắt khúc, để ráo.
- Rạch đôi trái ớt, cho chả cá vào. Làm đến khi hết ớt. Phần cá còn lại, viên tròn.
- Ngâm các loại rau với nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo.
- Rửa sạch cà tím, cắt khúc.
- Cho 200 ml nước dùng vào nồi, nấu sôi. Cho 2 loại mắm vào, để hỗn hợp nước dùng và mắm sôi 5 phút thì tắt bếp. Lọc hỗn hợp qua rây để loại bỏ phần xương của mắm.
- Phi thơm tỏi, cho phần nước lọc mắm vào, xào thơm.
- Lấy một chảo khác, phi thơm tỏi, sả, ớt. Cho thịt ba rọi vào, xào chín.
- Lần lượt đổ hai hỗn hợp vừa xào vào nước dùng, nấu sôi. Nêm nếm vừa ăn.
- Dọn nước lẩu và đĩa tôm, mực, cá, cá viên cùng rau sống. Khi ăn, lần lượt làm chín các thành phần trên bằng nước lẩu.
Bước 2: Thưởng thức
Sau khi mọi thứ đã hoàn thành, bạn bắc nước lẩu lên bếp gas mini hoặc bếp từ. Tiếp tục dọn những nguyên liệu ăn lẩu mắm ra. Bạn cho lần lượt những nguyên liệu vào cùng đợi chín thì thưởng thức ngay. Đặc biệt bạn không nên bỏ qua món bún ăn kèm thì vô cùng tuyệt vời nhé. Thời tiết se lạnh cả gia đình quây quần bên nồi lẩu mắm thơm phức thì còn gì tuyệt vời hơn.
Lưu ý khi làm lẩu mắm chuẩn miền Tây
Bạn có thể thay nước hầm gà bằng nước dùng heo hay nước dừa tươi.
Cá nấu lẩu mắm có thể là cá hú, cá tra, cá kèo, lươn v.v… cái nào cũng ngon cũng vô cùng hấp dẫn tùy vào sở thích mỗi người.
Tùy túi tiền và khẩu vị, bạn có thể chọn nguyên liệu hay rau xanh ăn kèm.
Món này chấm cùng nước mắm mặn và ớt xắt.
Cách nấu lẩu mắm miền Tây vô cùng đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Lẩu mắm với mùi vị đặc trưng của mắm cá, nước dùng ngọt thanh thêm các loại rau củ, rau thơm đi kèm thì không còn gì tuyệt vời hơn. Cuối tuần cả gia đình quây quần bên nồi lẩu mắm nghi ngút khói sẽ khiến mọi người vô cùng thích thú.
Hy vọng món ăn dân dã này sẽ là món ăn yêu thích của gia đình. Chúc cả nhà ngon miệng.