Thịt vịt là một trong những món ăn dân dã và gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, thịt vịt còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, có tính Hàn nên rất thích hợp ăn vào những mùa nắng nóng như thế này.
1. Lợi ích mà thịt vịt mang lại cho sức khỏe:
- Thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch.
- Thịt vịt rất hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn, bị sốt, phù nề cơ thể, người có thể chất yếu nhất là sau khi khỏi bệnh.
- Thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt
2. Các món ăn từ thịt vịt dễ làm
Nhiều món ăn ngon từ thịt vịt, sau đây là một số món ăn tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách chế biến món ngon từ thịt vịt.
2.1 Cách nấu lẩu vịt nấu chao Món vịt nấu chao có cách nấu khá là cầu kỳ, có nhiều thành phần nguyên liệu, món ăn phù hợp cho những ngày họp mặt gia đình.
Thành phần nguyên liệu gồm có
1 con vịt làm sẵn (khoảng 1kg)
Củ khoai môn
chao trắng (khoảng 1 chai nhỏ)
Tỏi, hành tím, ớt tươi, xả…
2 muỗng canh dầu điều
Nước dừa tươi.
Rau xanh, mồng tơi, rau muống,…
Bún ăn kèm
Gia vị đường, bột ngọt, muối…
Cách sơ chế thịt vịt
Bước 1: Mua vịt về bạn làm sạch thật kĩ và nên xát muối, gừng, giúp cho vịt bớt hôi lông, để ráo và chặt thành từng miếng vừa ăn.
Các nguyên liệu chuẩn bị làm món vịt nấu chao
Thịt vịt ướp với tỏi, hành tím, ớt, xả băm nhuyễn, nêm bột ngọt, đường và khoảng 5 – 6 miếng chao, trộn đều và ướp khoảng 5, 10 phút cho thịt vịt thấm vị ( Chao môn dùng loại chao đỏ sẽ ngon hơn thơm hơn)
Sau đó, bắt chảo lên cho thịt vịt vào xào hơi săn lại, đổ 3 bát nước dừa tươi, đun nhỏ lửa đến khi vịt chín mềm.
Bước 2:
Khoai môn bạn cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn
Bắc chảo và cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng sôi, bạn thả khoai môn vào chiên cho vàng mềm. Khi khoai đã vàng và mềm, bạn vớt khoai ra và thấm bớt dầu.
Nhặt sạch cải và rau muống, bắp chuối, rau muống…
Bước 3: Sau khi thịt vịt mềm, cho khoai môn vào chung và tiếp tục nấu cho đến khi khoai mềm thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Bước 4: Trình bày món ăn: Đặt nồi vịt nấu chao lên bếp lẩu đun sôi, nhúng rau ăn kèm vào cho đến khi rau vừa chín tới thì cho bún ra tô và bắt đầu thưởng thức.
2.2 Thịt vịt kho gừng đưa cơm
Nguyên liệu:
Vịt làm sẵn: 2 kg
Gừng ta: 4 củ
Tỏi: 3 củ
Hành tím: 3 củ
Ớt: 1 quả
Gia vị: Bột canh, mì chính, nước mắm, dầu ăn, nước hàng, muối hột.
Nước dừa xiêm
Cách làm:
– Gừng cạo vỏ, thái chỉ và một phần băm nhuyễn. Tỏi và hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch cắt nhỏ.
– Vịt mua về phải sơ chế lại, bạn cho một chút muối và gừng xác ngoài bề mặt da vịt để khử mùi hôi sau đó bạn rửa lại thật sạch và để ráo. Chặt vịt thành từng miếng, cho thịt vịt vào bát to ướp với gừng và hành tỏi băm, bột canh, mì chính, nước mắm, nước hàng vào thịt đảo đều ướp khoảng 30-45 phút cho vịt ngấm đều gia vị.
– Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn đun nóng, sau đó cho thịt vịt xào tới khi thịt chín vàng và săn lại thì cho vịt ra bát tô.
– Bước tiếp theo, cho dầu ăn phi vàng hành tím, tỏi và gừng thái sợi rồi cho thịt vịt vào xào, nêm nếm lại gia vị và chút nước màu, sau đó đổ nước dừa xiêm cho ngập thịt vịt bật to lửa đến khi thịt vịt sôi đun sôi thì cho lửa nhỏ lại để thịt vịt chín từ từ và mềm.
– Đun thịt vịt cho tới khi nước cạn , thịt vịt mềm, màu vịt vàng hấp dẫn thì tắt bếp.
Múc thịt vịt kho gừng ra đĩa bạn có thể trang trí chút rau thơm lên trên để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn và thưởng thức cùng bún hoặc cơm trắng đều rất ngon.
2. 3: Vịt xiêm nấu cari
Nguyên liệu:
Vịt xiêm: 1/2 con khoảng 500g đến 600g
Khoai môn, khoai lang : 300gr
Cà rốt: 1 củ
Hành tây: 1 củ
Bột cà ri: 1 gói
Sả tươi: 2 cây
Ớt tươi: 1 quả
Nước cốt dừa
Các gia vị cần thiết: muối, đường, tiêu xay, dầu ăn, rau thơm…
Cách làm:
Bước 1: Thịt vịt làm sạch, chặt thành miếng. Ướp thịt vịt với bột cà ri, muối, bột quế, tiêu, sả ớt băm rồi sóc đều, để khoảng 30 phút cho ngấm đều gia vị.
Bước 2: Khoai lang hoặc khoai môn gọt vỏ cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 3: Bắc chảo lên bếp nấu, đổ 2 muỗng dầu ăn cho nóng sau đó cho tỏi và sả băm vào phi thơm rồi cho tiếp nửa gói bột cà ri vào để tạo màu (nếu không có hạt điều màu). Sau đó cho vịt đã ướp sẵn và đun khoảng 10 phút cho săn thịt lại.
Bước 4: Khi thịt đã chín tiếp tục đổ khoai tây, hành tây và cà rốt vào, đổ một ít nước và nêm gia vị cho vừa ăn sau đó để lửa nhỏ để thức ăn được ngấm gia vị đậm đà.
Bước 5: Khi nước sôi, tắt bếp và mở vung ra để hành tây không bị nát. Cho thêm rau thơm vào và múc ra tô để thưởng thức.
3. Những lưu ý khi ăn thịt vịt
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.
Không ăn cùng lúc với các loại trái cây như mận đỏ dễ gây nóng ruột khó tiêu.
Thịt vịt có tính Hàn nên thường ăn chung với rau răm hay gừng có tác dụng giải cảm.
Hãy vào bếp nấu cho gia đình những món ngon từ thịt vịt ngày cuối tuần nhé.