Lẩu gà lá giang là một món ăn dân dã và phù hợp để ăn trong bất kì thời tiết nào. Nồi lẩu với hai nguyên liệu chính là thịt gà và lá giang, tốt cho sức khỏe bởi nó có tính thanh nhiệt và giải độc, đặc biệt tốt đối với những người bị phong hàn, huyết trắng, trĩ xuất huyết và cơ thể ốm yếu hay mệt mỏi…
Công dụng của món Lẩu gà lá giang
Thịt gà là một nguyên liệu đã quá quen thuộc với bữa cơm của người Việt chúng ta, song lá giang thì với nhiều người có lẽ vẫn còn khá lạ. Lá giang còn được gọi với các tên khác như lá giang chua hoặc dây dang, có tính dược tốt. Thực chất đây là một loại lá mọc dại ven đường và trước đây là món ăn quen thuộc của các dân tộc ít người. Ngày nay, với vị chua đặc trưng rất ngon và những lợi ích cho sức khỏe, lá giang đã trở thành một loại thực phẩm được chế biến ở rất nhiều gia đình Việt Nam.
Gà nấu với lá giang được Đông y lưu truyền như một phương thuốc giúp thanh nhiệt giải độc trong các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tí, sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ, xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể…
Gà nấu lá giang là món ăn quen thuộc với nhiều người với vị chua thanh của lá giang và vị béo béo, đậm đà của thịt gà. Sau đây, Monngonmoingay xin mách bạn công thức nấu canh gà lá giang cực đơn giản và thơm ngon nhé! Cùng nấu món ngon nào!
Nguyên liệu nấu Lẩu gà lá giang
- Chuẩn bị một con gà ta khoảng tầm 1,5kg để làm canh cho khoảng 3-4 người ăn . Các bạn nên chọn mua gà ta thay vì mua gà công nghiệp vì gà công miêng thì thịt sẽ không có độ dai và chắc như gà ta cũng như nước canh không ngọt bằng nên nấu bằng gà công nghiệp thì món canh sẽ mất đi hương vị vốn có của nó. Để chọn được gà ta chuẩn thì khi đi chợ các bạn phải xem thật kĩ vì bao giờ gà ta nhìn cũng thấy nhỏ hơn nhưng khi sờ vào thì ta sẽ thấy thịt gà ta bao giờ cũng có độ chắc chứ không mềm như gà công nghiệp. Nếu các bạn chọn mua gà đã làm sạch sẽ rồi thì để ý màu da, màu da của gà công nghiệp thì bao giờ cũng vàng hơn gà ta, cái này rất dễ phân biệt, chỉ cần chú ý một chút thôi là các bạn đã chọn được đúng nguyên liệu cần thiết rồi.
- 1 bó lá giang : Ở miền bắc thì lá giang không được mọi người dùng nhiều như trong miền nam nên có lẽ việc tìm mua sẽ khó khăn hơn nhưng không phải là không mua được. Các bạn chịu khó tìm ở các gian hàng chuyên bán rau củ quả thì sẽ tìm được thôi hoặc có thể vào các siêu thị lớn như Vinmart hay Fivimart vì bây giờ món canh này cũng được rất nhiều người thích nên việc trồng hay vận chuyển loại lá này từ miền trong ra ngoài này cũng sẽ được đẩy mạnh hơn, vì thế mà tìm mua được loại lá này cũng sẽ không còn khó khăn nữa
- Ớt, tép tỏi, rau ngò gai, rau ngổ…
- Gia vị: muối, hạt nêm, đường, tiêu
- Dụng cụ: Nồi, vá, sạn…
Cách nấu món Lẩu gà lá giang
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Cạo vỏ gừng, rửa sạch rồi đập dập.
Tỏi và hành khô lột vỏ, rửa sạch, đập dập rồi băm nhỏ.
Rửa sạch ớt, bỏ cuống, thái lát.
Đối với lá giang đem nhặt bỏ những cành lá già, giập úa. Tiếp đến ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch, vò sơ rồi để ráo.
Đối với những loại rau ăn kèm đem nhặt, ngâm nước muối pha loãng chừng 15-20 phút cho sạch bụi bẩn. Sau đó rửa lại cho sạch rồi vớt ra để ráo.
Bước 2: Sơ chế và ướp thịt gà
Thịt gà mua về bạn rửa sạch, bóp thịt gà với một ít muối trắng để hạn chế bớt mùi hôi. Sau đó xối qua một lần nữa với nước sạch và để ráo rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Lưu ý không nên chặt miếng quá dày khi nhúng, nấu sẽ khó chín và bị dai.
Sau khi rửa thịt gà xong, bạn ướp thịt với 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, ½ muỗng cà phê muối và thêm một chút tiêu xay để thơm hơn trong vòng 20 phút, lấy đũa đảo đều cho thịt ngấm đều gia vị.
Bước 3: Vò lá giang
Bó lá giang ngắt lấy phần lá, rửa sạch, vớt ra rổ, vò nhẹ cho dập để tạo độ chua cho món chanh. Vò nhẹ thì canh sẽ có vị chua nhẹ, vò càng mạnh và nhuyễn thì nước canh sẽ càng chua đậm.
Bước 4: Xào thịt gà
Cho 1 chút dầu vào nồi đun nóng sau đó cho tỏi băm vào phi vàng, tiếp đến cho sả, hành lá, ớt đã sơ chế xào thơm. Đến khi thấy dậy mùi thơm cả sả và cay nồng của ớt thì cho thịt gà đã ướp vào xào cùng để miếng thịt săn lại.
Bước 5: Nấu nước lẩu
Thịt gà đã săn, cho 1 lượng nước lọc vừa ăn vào nồi đun lửa lớn cho sôi. Nước lẩu sôi thì mở nắp nồi, lấy muôi hớt bỏ phần bọt để nước lẩu được trong.
Thịt gà sôi khoảng 1-2 phút, cho lá giang vào đun sôi lần nữa, nêm nếm lại gia vị nước dùng, nếu nhạt thì bỏ thêm chút hạt nêm, nước mắm vào tùy theo sở thích và vị giác của cả nhà.
Bước 6: Trình bày và thưởng thức
Múc phần canh gà lá giang ra tô, rắc lên trên vài lát ớt tươi, vài cọng ngò gai, rau ngổ cắt nhỏ. Món này ăn nóng với cơm, bún đều rất ngon.
Lẩu gà lá giang ăn với rau gì ngon?
Trong ngày nắng nóng hay mưa mát thì bạn đều có thể ăn món lẩu gà lá giang với bún rối tươi hay cơm trắng. Bữa ăn sẽ ngon hơn với hương vị ngọt ngào của thịt gà, nước lẩu chua cay đủ vị giúp bữa ăn của cả nhà thêm ngon miệng, có khi hết nhẵn nồi lẩu.
Lẩu gà lá giang theo đúng chuẩn miền Nam thường dùng kèm với rau muống, măng chua, rau nhút, bắp chuối bào và bún. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bún bằng bún gạo hoặc mì đều ngon. Ngoài ra, bạn có thể thử nấu lẩu gà lá giang măng chua cũng ngon và hấp dẫn không kém.
Bạn cũng nên chuẩn bị một chén nước mắm tiêu cay để chấm thịt gà, thật là hấp dẫn phải không nào.
Những lưu ý khi làm món lẩu gà lá giang
Lá giang nấu càng lâu sẽ càng chua, càng nhẵn vì thế nên điều chỉnh thời gian lá giang cho thích hợp, đừng để nước lẩu bị chua quá mất ngon.
Độ cay của ớt, ngọt của đường cũng tùy chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của người ăn.
Không nên nấu lẩu gà là giang trong nồi nhôm, vì chất chua của lá giang, của măng chua có thể ăn mòn nhôm, làm tăng nồng độ nhôm trong nồi nước lẩu sẽ có thể gây nên ngộ độc, các bạn dùng các loại nồi inox hay tráng men
Cho 1 củ hành khô nằm trong nồi nước lèo nhe, việc này làm cho nước lèo ngon hơn rất nhiều luôn đấy.
Canh chua nấu với lá giang có vị chua khá đậm, thơm, rất dễ ăn. Canh ngon nhất là khi ăn nóng và cũng không nên hâm lại quá nhiều lần vì sẽ làm lá giang nát và canh bị chua hơn
Yêu cầu thành phẩm món lẩu gà lá giang
Gà nấu lá giang sau khi hoàn thành phải có vị chua ngọt, thịt gà dai, săn chắc, hơi béo và ngấm gia vị.
Lá giang không bị quá chín, các bạn nên vò lá giang để tạo vị chua, lưu ý không nên cắt nhỏ lá giang vì như vậy lá giang sẽ không ra hết được vị chua như khi vò.
Trên đây là công thức nấu món lẩu gà lá giang nhanh chóng, đơn giản mà vẫn thơm ngon dinh dưỡng. Hy vọng sẽ góp phần cho bữa ăn nhà bạn thêm đa dạng và phong phú! Chúc bạn sẽ có một nồi lẩu gà lá giang thật ngon để chiêu đãi cả nhà bạn nhé!