Tết đến xuân về là dịp để mọi người tụ họp, quây quần bên mâm cơm ngày tết, trò chuyện, trao yêu thương đầm ấm, hay đôi khi chỉ mộc mạc là những tiếng cười trẻ thơ, chén rượu nồng ấm thấm đượm tình cảm chân thật.
Ngày tết, ngoài tình yêu thương đong đầy, niềm hân hoan cho một năm mới vừa sang thì những món ăn ngày tết cũng đặc biệt hơn thường ngày. Là mâm cơm tươm tất với những món ăn mang hương vị truyền thống, đượm vị hoài niệm. Là bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, món gà luộc bốc hơi nóng nghi ngút, đĩa xôi gấc đỏ mang hy vọng may mắn,…
Những bữa tụ họp ăn uống triền miên vui thì vui thật nhưng đôi khi cũng khiến mỗi người cảm thấy ngánngẩm với những món ăn quá nhiều đạm, mỡ,… khiến mất cân bằng dinh dưỡng ngày tết.
Vì vậy để cải thiện bữa ăn ngày tết cho gia đình, bạn có thể tham khảo một số món ăn chống ngán dưới đây để có những ngày tết khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng nhé.
Những món ăn chống ngán ngày tết
1. Gỏi cuốn tôm thịt
Với món gỏi cuốn tôm thịt này đảm bảo sẽ kích thích được vị giác của bạn, cung cấp thêm dưỡng chất, chống ngán cho những ngày tết và đặc biệt ít dầu mỡ.
Nguyên liệu
- 500g tôm sú tươi
- 700g thịt ba chỉ loại ngon
- 500g bún tươi
- 1 cuộn bánh tráng (50 cái)
- Xà lách, rau húng, rau sống, rau hẹ
- Ớt, tỏi, nước mắm/ nước tương, đường, bột ngọt
- Dưa chuột, cà rốt, chanh, lạc
Sơ chế
- Tôm là loại tôm sú sạch, tươi ngon. Bạn sơ chế thật sạch tôm rồi cho vào nồi hấp (khi hấp cho thêm ít muối), hấp chín, khi chín bỏ ra tô để nguội.
- Thịt ba chỉ phải tươi, chọn thịt vừa có lạc và mỡ xen kẽ nhau. Sơ chế sạch thịt, bỏ luộc chín ở lửa vừa, sau khi chín bỏ ngâm nước lọc cùng với đá. Thái sợi mỏng dài 15cm.
- Dưa chuột và cà rốt đem rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu. Tiến hành chẻ đôi, thái lát đối với dưa chuột, thái sợi dài đối với cà rốt và bóp thêm chút đường để cà rốt mềm, dùng tay bóp chặt cho hết nước.
- Rau sống, rau húng , rau hẹ đem rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10-15 phút để đảm bảo sạch sẽ. Rau ngò đem cắt khúc khoảng 3cm.
- Tỏi, ớt băm nhỏ, chanh cắt đôi, lạc giã nhỏ.
Cách làm
- Đối với bánh tráng giòn thì bạn cần thực hiện làm ướt bánh dể bánh không bị giòn và gãy, còn đối với bánh tráng mềm sẵn thì không cần.
- Trải bánh tráng ra mặt phẳng, đặt thịt,bún, dưa chuột, cà rốt, xà lách, rau húng lên mặt bánh tráng rồi tiến hành cuộn bánh lại một vòng.
- Khi đã cuốn 1 vòng để đảm bảo chặt, bạn đặt tôm và rau hẹ lên cuốn tiếp (lưu ý cuốn chặt tay để bánh chặt, trông ngon mắt hơn. Thực hiện đến khi cuốn hết bánh.
Bạn nên ăn kèm với nước chấm ngon để món ăn hoàn hảo hơn.
Cách pha nước chấm cho món gỏi cuốn tôm thịt
Có 4 loại nước chấm có thể ăn kem với món này tùy theo khẩu vị của bạn.
Loại nước chấm 1: Nước mắm chanh tỏi ớt
- 3 muỗng canh nước mắm
- 2 thìa đường trắng
- Nước chanh vắt
- Tỏi băm nhuyễn, ớt băm (băm càng nhỏ, tỏi và ớt nổi lên mặt nước mắm càng đẹp mắt)
Bạn cho nước mắm, đường, chanh và 1 chút nước lọc và chung cùng một bát, khuấy đều, sau đó cho tỏi, ớt vào là có thể dùng được.
Loại nước chấm thứ 2: Nước chấm tương đen
- 300gr tương bột
- 2 muỗng đường trắng
- 1/2 muỗng canh bơ đậu phộng
- 1/2 muỗng cà phê dấm
- Tỏi băm, hành tím băm, ớt băm
- 1 muỗng canh dầu ăn
- Lạc
Bạn đem xay nhuyễn tương hột với 50 ml nước lọc. Đặt chảo lên bếp, chảo nóng thì cho dầu vào, cho hành tỏi vào phi thơm.
Cho tương đã xay cùng bơ đậu phộng, đường vào khuấy đều (nếu tương trong chảo quá đặc, bạn có thể cho thêm ít nước lọc vào).
Khi hỗn hợp đã sánh lại, bạn cho giấm vào, đổ ra bát, rắc thêm ít lạc đã giã lên trên cho đẹp mắt. Nếu ăn cay bạn có thể cho thêm ớt.
Loại nước chấm thứ 3: Mắm nêm
- 110gr mắm nêm
- 1 muỗng đường trắng
- 1 muỗng canh thơm
- 40ml nước ép thơm
- tỏi, sả, ớt băm nhuyễn
Cho mắm nêm vào nồi để loại bỏ phần cặn của mắm, cho thêm đường và ít nước lọc vào khuấy đều lên.
Khi mắm sôi cho thêm nước ép thơm, sả băm vào tỏi băm vào khuấy đều, đun khoảng 1 phút rồi nhấc nồi xuống, đổ ra bát. Bạn có thể thêm ớt, sả nếu có thể ăn được cay hơn.
Loại nước chấm thứ 4: Nước tương bơ đậu phộng
- 50ml Nước tương
- Bơ đậu phộng
- Ớt băm
Bạn tiến hành đặt chảo lên bếp, cho bơ đậu phộng+nước tương vào, khuấy đều cho đến khi thành hỗn hợp sền sệt thì cho chảo xuống, đổ ra bát. Cho thêm ớt băm vào.
2. Cá chép om dưa chua
Cá chép là loại cá cực thơm ngon bổ dưỡng cực nhiều chất dinh dưỡng. Loại cá này có kích thước lớn, đặc biệt nhiều thịt, ít xương, phù hợp với trẻ em, người lớn đặc biệt là người vừa ốm dậy. Cáchépomdưa là món ăn dân dã của miền bắc, đưa món ăn này vào mâm cơm ngày tết chắc chắn sẽ giúp chống ngán và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
Nguyên liệu
- 1 con cá chép có cân nặng từ 1kg đến 1.5kg
- 200g thịt mỡ hoặc thịt ba chỉ loại tươi ngon
- 300-400g rau cải đã muối chua
- 2 củ hành khô
- 1 củ nghệ tươi hoặc bột nghệ
- 2-3 quả cà chua
- Hành lá, thì là, ớt, hành khô
- 1 chén con giấm ăn
- Tóp mỡ
Để có một món cáchépomdưachua ngon tuyệt đỉnh thì bước chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng.
- Khi chọn cá bạn lưu ý nên chọn loại cá tươi, to, ít xương, thịt chắc, không quá béo, cá càng nặng thì thịt càng ngon và ít tanh.
- Đối với thịt bạn nên chọn loại thịt ba chỉ hoặc thịt có chút lạc chút mỡ. Tại sao lại phải cho thêm thịt vào, cho thêm thịt vào để món ăn ngậy hơn, dinh dưỡng hơn.
- Đối với dưa chua bạn có thể tự muối dưa chua cho nhà mình hoặc mua dưa chua muối đã vừa ăn, bạn không nên dùng dưa vừa muối chưa lâu hoặc đã muối quá lâu. Nếu bạn không thích ăn chua lắm có thể giảm độ chua bằng cách rửa với nước sạch để giảm độ chua.
Sơ chế
- Cá chép bạn đem làm sạch vẩy, mang, mổ cá lấy ruột. Dùng muối xát bên trong và ngoài cá, rửa sạch cá, khứa vài vết trên cá để gia vị ngấm vào thịt cá nấu nhanh chín hơn.
- Dưa chua để ráo nước sau khi đã rửa với những bạn không thích ăn chua quá, còn nếu ăn chua được thì bạn cho ra bát để riêng ra.
- Thịt rửa sạch, để ráo nước, thái vừa ăn.
- Đối với top mỡ, bạn mua mỡ lợn về rửa sạch, thái cho vào chảo nóng, mỡ sẽ tiết ra và còn lại chính là top mỡ, tiến hành để mỡ và tóp riêng ra.
- Cà chua rửa sạch thái nhỏ vừa.
- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập rập.
- Ớt rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành lá và thì là nhặt sạch, bỏ gốc, thái khúc.
Cách làm
- Bạn để chảo lên bếp cho nóng, khi dầu nóng, cho cá vào rán sơ qua, rán vàng đều 2 mặt cá là được, không nhất thiết phải rán chín. Việc rán sẽ giúp cá bớt mùi tanh và thịt cá săn chắc hơn.
- Tiếp tục để nồi lên bếp, cho dầu ăn, khi dầu ăn nóng, cho cà chua và hành khô vào phi cho thơm và giừ cà chua. Bạn cho thêm dưa chua vào xào cùng, nêm thêm gia vị. Việc này giúp dưa mềm hơn, thấm đều gia vị, hấp dẫn hơn. Cho thêm gừng vào để gậy mùi, bạn cũng có thể cho thêm ớt vào nếu muốn ăn cay.
- Tiến hành nấu nước om, nếu dưa muối có nước, bạn có thể lấy nước đó làm nước om (lưu ý nước muối dưa có thể sẽ mặn, bạn phải nêm nếm phù hợp), còn nếu không bạn phải dùng giấm ăn để làm nước om tạo độ chua. Bạn có thể chế thêm nước lọc vào lượng nước phải xâm xấp cá để đủ làm cá chín.
- Khi nước om sôi bạn cho cá đã rán sơ qua, thịt, nghệ, tóp mỡ vào om với nửa nhỏ trong khoảng 10-20 phút để cá đủ chín rồi cho hành lá, thì là đã thái vào rồi tắt bếp (khi om lưu ý lượng nước trong nồi tránh để cá bị xát, khô).
Bạn có thể ăn kèm cùng với rau sống cũng rất ngon.
3. Bún ốc
Từ lâu, búnốc đã trở thành món ăn dân dã quen thuộc không thể thiếu trong nền ẩm thực nước ta. Bát bún nóng cùng ốc bươu/ốc ta được làm sạch, đậu nóng, chút hương thơm của gia vị, rau húng làm bụng đói cồn cào. Đây là món ăn gợi ý không tồi giúp chống ngán những ngày tết.
Nguyên liệu
- 1kg ốc bươu/ ốc ta
- 2-3 bìa đậu phụ
- Bún rối
- Xương lợn
- 1-2 quả cà chua
- Hành lá, tía tô
- Dấm bỗng
- Rau sống ăn kèm
- Chanh, ớt, gừng, tỏi, hành khô
- Giá đỗ
Sơ chế
- Bạn mua ốc bươu/ ốc ta tươi ngon ngoài chợ hoặc tự bắt để đảm bảo an toàn, bạn mua về đem ngâm ốc với nước vo gạo hoặc nước lạnh vào khoảng 3 tiếng cho ốc nhả hết chất bẩn và nhớt ra ngoài. Bạn rửa ốc thật sạch rồi đem luộc chín, bạn lấy phần ruột ốc ra và bỏ đi phần tật của ốc. Lấy phần ruột ốc xát với muối trắng để loại bỏ phần nhớt.
- Với đậu phụ, bạn chọn những bìa đậu không bị nát, không ruột càng tốt, bạn thái hình vuông, đem chiên đều đến khi đậu vàng đều, giòn giòn.
- Xương lợn bạn chặt vừa miếng, đem rửa sạch, cho vào nồi linh để nước xương vị ngọt đậm đà( ninh khoảng 30-40 phút).
- Hành lá, tía tô đem rửa sạch xắt khúc, rau sống rửa sạch
- Tỏi, hành khô, gừng đem bóc vỏ, thái nhỏ; ớt rửa sạch thái nhỏ
- Chanh rửa sạch cắt đôi
- Cà chua rửa sạch thái nhỏ
- Rau sống ngâm nước muối, rửa sạch, để ráo nước
- Giá đỗ nhặt sạch gốc, rửa sạch để ráo nước
Cách làm
- Bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, khi dầu ăn nóng, bạn cho hành khô, tỏi, cà chua vào phi thơm, khi cà chua giừ bạn đem cho toàn bộ vào nồi nước dùng xương đang ninh.
- Sau khi cho phần cà chua vào nồi nước dùng, bạn tiếp tục cho phần ốc vào cái chảo đó xào lên, đảo đều đến khi ốc chín, bạn có thể cho thêm gia vị vừa miệng. Sau khi ốc chín thì cho ra bát để riêng.
- Khi nước dùng đã sắp được, bạn nêm nếm gia vị đậm đà vừa ăn, cho thêm hành lá, tía tô đã xắt khúc, sa tế vào để gậy mùi thơm, tạo vị cay cay.
- Bạn cho bún vào bát tô lớn, cho đậu phụ ốc đã xào lên trên, nếu ăn cay được thì cho vài lát ớt. Bạn múc nước hầm vào tô đều theo tỉ lệ và thưởng thức thôi nào! Ăn kèm giá đỗ và rau sống.
4. Tôm xốt me
Tômxốtme là món ăn mới lạ cho thực đơn ngày tết, nếu ăn món này với cơm thì ngon đã luôn.
Nguyên liệu
- 500gr tôm tươi
- 2 thìa đường
- 2 thìa nước xốt me
- 1 thìa cà phê hạt nêm
- 1 thìa cà phê dầu mè
- 2 thìa nước mắm
- Hạt tiêu, hành lá, tỏi, hành khô
- Muối, mì chính, dầu ăn
Sơ chế
- Tôm đem rửa sạch, cắt bỏ đầu, dâu, phần nhọn, để ráo nước
- Hạt tiêu giã nhỏ, hành lá rửa sạch xắt khúc, tỏi, hành khô bóc vỏ
Cách làm
- Tiến hành pha sốt me. Cho 2 thìa nước cốt me+ 2 thìa nước mắm+ thìa đường+ muối, tiêu, dầu mè rồi khuấy đều để thành hỗn hợp.
- Đặt chảo lên bếp đun, cho ít dầu ăn, khi dầu nóng cho hành khô và tỏi đã thái nhuyễn vào phi thơm, tiến hành cho tôm vào xào ( chú ý xào ở lửa lớn để tôm không ra nhiều nước).
- Đổ bát nước sốt me vừa pha vào chảo đang xào tôm, đảo đều và rang đến khi rút hết nước, nêm nếm vừa ăn rồi cho hành lá vào rồi tắt bếp.
5. Súp gà ngô non
Súp gàngônon là món ăn dễ ăn, vị ngọt của ngô cùng vị béo của thịt gà, vị đặc trưng của nấm hương thực sự dễ khiến chảy nước miếng.
Nguyên liệu
- Ức gà
- 1/2 củ cà rốt, nấm hương, ngô
- 3 thìa canh bột năng
- Gia vị, hạt tiêu, rau mùi
- 2 lòng trắng trứng gà
Cách làm
- Tiến hành luộc ức gà, bạn nhớ giữ lại phần nước luộc nhé bởi phần nước ấy ngon ngọt có sẵn. Ức gà sau khi luộc để nguội xé nhỏ thành sợi hoặc thái nhỏ ra.
- Ngô ngọt luộc chín, tiến hành tách hạt để ra bát riêng.
- Nấm hương ngâm nước nóng, rửa sạch, thái nhỏ thành sợi.
- Cà rốt thái nhỏ hình hạt lựu, rau mùi xắt nhỏ.
- Cho nước luộc ức gà đặt lên bếp (chú ý hớt bọt), khi nước sôi, cho cà rốt, ngô, nấm hương vào. Cho tiếp phần thịt gà đã xé nhỏ vào, hớt tiếp bọt và nhớ nêm nếm cho vừa vị.
- Cho bột năng ra bát, đổ thêm nước, khuấy tan bột.
- Tiến hành cho bột năng vào nồi nước vừa rồi bằng cách vừa từ từ đổ vừa khuấy đều để bột không bị vón cục mất ngon. Đun đến khi độ đặc loãng phù hợp ý muốn của bạn.
- Trứng gà chỉ lấy lòng trắng, thêm chút bột nêm, đánh đều. Cho vào nồi nước súp bằng cách đổ từ từ lòng trắng trứng vừa khuấy đều để tạo vân cho nồi súp thêm đẹp.
- Khi ăn bạn múc súp ra bát, rắc thêm chút rau mùi và hạt tiêu đảo đều lên.
Mình đã gợi ý 5 món ăn trên cho bạn nhằm chống ngán những ngày tết, 5 món ăn sẽ kéo lại khướu giác của bạn, giúp đổi mới thực đơn ngày tết. Chúc gia đình bạn một năm mới mọi điều tốt đẹp!