Rươi là đặc sản chỉ có ở một số vùng miền phía bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình…Những món ăn chế biến từ rươi đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng. Vì thế, cứ mỗi dịp cuối thu, đầu đông, những mẻ rươi tươi ngon lại được mọi người háo hức chờ đón .
Tuần qua, mình mới về quê và đúng dịp có rươi ngon, lập tức mua về 1kg để thưởng thức. Giá rươi lần này có rẻ hơn chút so với mọi năm ( 370k/kg), rươi thường có giá dao động từ 350k – 700k/kg (khá đắt nhưng vì ngon và có hàm lượng dinh dưỡng cao nên vẫn được nhiều người săn đón). Nghe nói có hai mùa rươi trong năm (vào tháng 9 và tháng 10), và mùa thứ 2 là mùa chính vì lúc đó rươi béo và ngon hơn. Mình đúng dịp mua vào mùa chính nên rất tươi ngon. Mình thường thích làm chả rươi hoặc rươi nấu măng cho gia đình ăn, rất ngon mà lại bổ dưỡng. Nhân tiện đây, mình cũng giới thiệu luôn cho mọi người về rươi và một số món đặc trưng từ rươi.
Tác dụng của rươi đối với sức khỏe
Rươi bề ngoài trông hơi sợ nhưng các món ăn chế biến từ rươi đều rất ngon và món nào cũng rất bổ dưỡng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì, với mỗi 100g rươi có chứa 12,4g protid, 4,4g lipid và hàm lượng calo là 92calo. Đồng thời, trong rươi cũng có nhiều muối khoáng quan trọng đối với sức khỏe con người như canxi, photpho, sắt, kẽm. Có thể thấy giá trị dinh dưỡng của rươi không hề thua kém, thậm chí còn vượt xa so với thịt bê non.
Lưu ý khi ăn rươi
Nên chế biến rươi cùng vỏ quýt để loại bớt độc tố và khử mùi tanh. Vì rươi sống ở dưới đáy nước, thường dễ bị nhiễm khuẩn từ môi trường sống của chúng, mà vỏ quýt có tác dụng chữa bệnh liên quan đến tiêu hóa và có vị the và hương thơm đặc trưng.
Rươi là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vì chứa rất nhiều đạm nên những người sau không nên ăn rươi:
- Người có tiền sử bị dị ứng với hải sản (vì trong rươi chứa rất nhiều đạm).
- Người đã từng bị ngộ độc rươi một lần.
- Người vừa ốm dậy, có sức đề kháng và hệ tiêu hóa kém.
- Người mang thai (vì rươi dễ gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng không tốt đến bé).
- Trẻ em (vì hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện, không nên ăn thực phẩm kích thích mạnh đến hệ tiêu hóa).
Cách chọn rươi ngon
- Nên mua rươi lúc rươi vừa được đánh bắt để đảm bảo độ tươi.
- Nên chọn những con rươi tươi ngon. Đó là những con ở bên trên, thân mập mạp, có sắc hồng đỏ và còn ngọ nguậy, khi thả vào nước thì bơi rất nhanh.
- Không nên mua những con rươi ở phía dưới vì thường chúng sẽ bị đè vỡ bụng và có mùi tanh. Cũng không nên chọn những con nhỏ, gầy, có màu xanh hoặc đỏ đậm vì đó là những con rươi sắp chết.
- Không mua rươi chết vì rươi chết rất dễ bj phân hủy và sinh ra nhiều độc tố có hại cho sức khỏe.
Cách sơ chế rươi
Để sơ chế rươi đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khỏe, cần lưu ý:
- Rửa rươi: Chỉ cần thả rươi vào chậu nước, dùng tay (hoặc dùng đũa nếu bạn sợ chúng) đẩy nhẹ để tránh bị vỡ bụng rươi. Cần rửa khoảng 3- 4 lần để sạch bùn và rác.
- Làm lông rươi: thả rươi vào nước nóng già (khoảng 70 – 80 độ C), dùng đũa khuấy nhẹ để lông rươi rụng và nổi lên. Vớt bỏ phần váng nổi. Vớt rươi ra, rửa thêm lần nước nữa và để rươi ráo nước.
- Bảo quản rươi: nếu bạn không dùng ngay hoặc dùng không hết rươi tươi thì nên làm sạch rươi rồi cho vào hộp đựng, đậy kín lắp và để tủ đông. Tuy nhiên, không nên để rươi trong tủ lạnh quá lâu vì như vậy rươi sẽ không còn ngon nữa và có thể bị nhiễm vi khuẩn gây ra tiêu chảy.
Cách chế biến 5 món ăn từ rươi
-
Chả rươi
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế rươi (theo như cách đã nêu bên trên)
Bước 2: Băm nhỏ vỏ quýt, lá lốt, rau răm, hành hoa, hành khô. Dùng đũa hoặc máy đánh trứng đánh cho rươi nát nhuyễn.
Bước 3: Cho thịt, rươi, gia vị, rau thơm đã thái nhỏ vào bát to, đập trứng vào rồi trộn đều các nguyên liệu với nhau.
Bước 4: Làm nóng chảo, cho dầu ăn với lượng vừa phải (khoảng 2-3 muôi). Đến khi dầu sôi, nặn hỗn hợp đã trộn thành miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chảo rán vàng 2 mặt. Không nên lật nhiều để tránh bị nát chả.
Bước 5: Để chả lên đĩa để thưởng thức.Có thể ăn chung với rau xà lách hoặc bún, chấm cùng với mắm tỏi ớt nữa là tuyệt vời.