Công thức làm bánh gai tại nhà cho cả gia đình thưởng thức
Có ai chưa từng ăn bánh gai? Chắc hẳn các bạn đã từng ăn món bánh ngon này đúng không?
Với hương vị thơm ngon và hấp dẫn, bánh gai là món ăn yêu thích của nhiều người. Nhưng để làm được món bánh này, các bạn cũng mất khá nhiều thời gian đó. Tuy vậy, để đảm bảo ngon và an toàn thì với mình thời gian không là vấn đề gì cả.
Bánh gai từ lâu được biết đến là một món bánh truyền thống của người miền Bắc Việt Nam được truyền lại từ thời xưa, bánh có đặc điểm màu đen, ăn dẻo quánh thơm và. Bên cạnh đó bánh gai có thể được lâu mà không bị cứng và ôi thiu do bánh được làm từ bột gạo nếp và bột lá gai trộn với nhau.
Vậy thay vì thưởng thức món bánh này ngoài chợ, các bạn hãy cùng monngondongian.com học cách làm bánh gai ngon và đảm bảo vệ sinh để còn thỉnh thoảng trổ tài chiêu đãi mọi người cùng thưởng thức nhé.
Như các bạn biết, chiếc bánh có dạng hình vuông, màu đen, gói trong lá gai xám nhưng cả hương vị bánh đều thơm ngon, ngọt ngào. Chiếc bánh gai này trải qua cũng khá nhiều công đoạn nhưng không khó làm đâu ạ.
Hãy tham khảo các công đoạn chế biến dưới đây nhé!
Nguyên liệu để làm bánh gai
- + Bột gạo nếp: 400 – 500g
+ Lá gai tươi: 500g
+ Lá chuối tươi (để gói bánh)
+ Đậu xanh tách vỏ: 300g
+ Đường kính trắng (có thể dùng đường phên đỏ): 300g
+ Dừa nạo sợi nhỏ: 150g
+ Vừng (vừng trắng): 30g
+ Mỡ heo: 100g
+ Dầu ăn, nước hoa bưởi
+ Bột sắn (cái này có thì tốt): 100g - Lưu ý: Nguyên liệu bạn tùy vào số lượng bạn làm nhiều hay ít nhé!
Các công đoạn khi thực hiện bánh gai
Bước 1. Sơ chế lá gai.
Lá gai khi bạn đã nhặt về để khô bạn sẽ tiến hành tước bỏ phần sống lá, nhặt bỏ cuỗng già sau đó rửa sạch với nước nhiều lần.
Tiếp theo bạn cho nước vào nồi rồi cho lên bếp đun sôi, cho lá gai vào và đun khoảng 25 – 30 phút cho lá mềm nhừ rồi vớt ra rổ để khô ráo nước.
Khi nào lá gai đã luộc nguội, cho lá gai vào cối giã thật nhỏ, nếu bạn có máy sinh sinh sinh tố thì càng tốt, làm càng nhanh. Sau đó cho nước vào khuấy đều với lá gai giã nhỏ để lọc lấy nước màu đen. (Bạn nhớ lọc lấy nước nhé)
Bước 2. Chế biến thịt mỡ và vừng.
Thịt mỡ luộc chín, để nguội sau đó thái nhỏ thành miếng bằng đầu ngón tay út tùy bạn nhé
Cho thịt mỡ đã thái nhỏ, đậu xanh đã xay nhỏ, dừa nạo vào khay trộn thật đều cho ngấm.
Vừng bạn cần rang đều tay tránh bị cháy, khi nào nổ tách và thơm là được, sau đó bạn lấy ra để nguội.
Bước 3. Làm nhân bánh.
Đậu xanh cho vào rổ và ngâm trong nước vài giờ trước khi làm, dùng tay chà xát nhiều lần để đậu bong bớt vỏ cứng. Tách vỏ ra.
Sau khi loại hết vỏ, cho đậu vào nồi hấp chín, đảo rồi vớt ra để nguội.
Cho đậu xanh vào cối giã nhỏ, hoặc máy xay thật nhỏ và cho vào tô (cái này bạn có thể cho lên chảo nghiền nát, tơi cũng được)
Cho đậu xanh đã xay nhỏ, mỡ lợn và dừa nạo vào bóp trộn đều
Bước 4. Làm bột bánh gai
Bạn cho bột gạo nếp và bột sắn vào khay, thêm khoảng 150g – 200g đường trắng, cho nước lá gai vừa đủ, sau đó dùng tay nhào trộn đều cho các nguyên liệu dẻo quánh lại với nhau. Không nên cho quá nhiều nước gai vào dẫn đến bột bị nhão quá không nặn được bánh
Cho bột gạo nếp, bột sắn và nước lá gai vào khay trộn đều cho quánh lại, Lúc này bột đã không còn dính tay nếu bạn làm đúng cách
Bước 5. Nặn và gói bánh.
Khi đã làm xong bột bạn tiến hành nặn và gói bánh. Bạn lấy một chút bột bánh dàn đều trên lòng bàn tay, cho nhân đâu đậu xanh mỡ lợn và dừa nạo vào giữa, thoa bóp đều để bột bánh kín đều chứa phần nhân đậu xanh ở trong
Nếu bạn chưa quen tay có thể dung một khuôn làm bánh nào đó cho nhanh (Cái bánh này gói rất đơn giản chứ không cầu kì như mấy loại bánh khác đâu nhé)
Cho phần bột bánh và nhân lăn qua vừng đã rang thơm
Cho một ít dầu thực vật lên lá chuối để sau này bánh sẽ dóc vỏ không bị dính khi ăn.
Cho phần bột bánh và nhân vào lá chuối, cuốn đều lại sau đó dùng dây rơm hoặc dây chuối khô buộc lại.
Lăn bánh gai qua vừng đã rang chín để tạo vị ngậy và thơm khi ăn bánh
Bước 6. Hấp, Luộc bánh.
Bánh sau khi đã gói xong, bạn tiến hành cho bánh vào nồi cho nhiều nước, sau đó đun to lửa để nước sôi. Đun sôi liên tục khoảng 40 – 50 phút nhé.
Sau khi bánh chín, bạn vớt bánh để ra rổ cho nguội là có thể thưởng thức được.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong món bánh tại nhà, vừa ngon vừa không sợ độc như mua ngoài chợ. Bánh gai nếu ăn nóng sẽ không ngon, vì thế bạn nên để nguội rồi hãy thưởng thức nhé.
Mách bạn một số lưu ý khi làm bánh gai và bảo quản bánh
Trước tiên bạn cần chú ý khâu chọn nguyên liệu. Nguyên liệu để làm bánh cần phải đảm bảo và chất lượng thì bánh sau khi làm ra mới hoàn hảo
Bột gạo nếp phải chọn kĩ càng nhé.
Đậu xanh, thịt mỡ phải ngon, sạch, tránh những hạt đậu xanh để quá lâu nhiều mối mọt. Và đậu xanh cần ngâm trước cho mềm trước khi đem hấp, thịt mỡ lợn cần luộc sơ qua cho sạch và rửa sạch trước khi đem luộc chín.
Lá gai bạn nên chọn những lá không bị sâu, không bị hỏng.
Bột lá gai cần phải sơ chế trước khi nhào cùng bột, hòa bột lá gai với nước, khuấy đều cho lên bếp đun đến khi chuyển thành màu đen nhão thì đem đi nhào cùng bột
Nhân bánh gai hiện nay rất phong phú, mọi người tìm tòi và sáng tạo ra rất nhiều loại nhân khác nhau để phù hợp với từng sở thích của mỗi người. Bạn có thể tham khảo thêm cách làm các loại nhân cho món bánh gai ngon để có thêm những gợi ý hay về các loại nhân làm bánh gai
Nếu muốn bánh thơm ngon hơn thì bạn có thể cho thêm một chút tinh dầu hoa bưởi vào trước khi vo viên nhân bánh nhé!
Khi nhào bột cho lượng nước vừa phải, tránh bột bị quá nhão mà không gói được.
Khi cho hết lượng nước cốt bột lá gai vào rồi mà vẫn thấy bột chưa có mịn dẻo, ta có thể cho thêm nước ấm, dùng tay trộn bột đến khi thấy bột tạo thành một khối và dẻo mịn.
Trước khi cho bánh vào gói thì nên quét một lớp dầu ăn lên lá chuối để giúp bánh không bị dính vào lá. Và đến khi bóc ăn sẽ rất dễ.
Cần đun nước sôi trước khi cho bánh vào hấp. Bánh sau khi hấp chín, cho ra để nguội trước khi bảo quản.
Bánh gai để nguội ăn sẽ dai dẻo và ngon hơn, đối với những ai thích ăn mát một chút có thể cho vào ngăn mát 5-10 phút cho bánh lạnh sẽ ăn ngon hơn.
Nếu thời tiết quá nóng thì thời gian sử dụng bánh sẽ ngắn hơn, bánh dễ bị ôi thịu sớm do vi khuẩn phát triển mạnh. Lúc này bạn có thể cho bánh gai vào túi nilong bọc kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Bánh sau khi bảo quản tủ lạnh sẽ cứng nên sau khi lấy ra bạn muốn ăn lại thì cần đem đi hấp kỹ trước khi ăn.
Các cách nấu món này kiểu khác
Cách làm bánh phu thê
Bánh phu thê với hương vị thơm ngon đặc biệt được rất nhiều người yêu thích. Nhân tiện mình sẽ giới thiệu với các bạn cách làm món này nhé
Nguyên liệu:
– Bột năng: 300g
– Lá nếp: 1 bó
– Cùi dừa nạo sợi nhỏ
– Đường trắng: 1/2 bát (loại bát nhỏ ăn cơm)
– Nước sạch
– Dầu ăn
– Đỗ xanh: 1 bát
– Đường trắng: 3 thìa
– Lá nếp: 3 lá
– Vani: 1 ống
– Khuôn làm bánh: 1 chiếc
Các bước làm:
Bước 1: Chế biến đỗ xanh
– Đỗ xanh vo sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng để đỗ nở ra.
– Cho đỗ xanh vào nồi, đổ ngập nước rồi nấu đỗ xanh đến khi chín nhừ.
– Dầu ăn đã chuẩn bị cho vào chảo đun nóng rồi tiếp tục đổ đỗ xanh đã đun chín vào cùng với đường đảo đều cho đến khi đỗ xanh khô thì lúc này các bạn tiếp tục cho vani vào đảo đều rồi tắt bếp.
Bước 2: Xay lá nếp
Để bánh phu thê có màu xanh đặc trưng thì đây là bước trong cách làm bánh phu thê không thể thiếu.
Lá nếp rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay sinh tố cùng nước, bật máy xay nhuyễn, lọc qua rây để lấy phần nước cốt. Lấy nước cốt cho ra bát rồi khuấy đều cùng với nước lọc.
Bước 3: Làm nhân bánh phu thê
– Để làm được nhân bánh phu thế các bạn cho bột năng vào bát, thêm dầu ăn cùng với đường và dừa đã nạo sợi trộn đều, đun với lửa nhỏ.
– Khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp bột đặc sánh thì tắt bếp.
Bước 4: Làm lá nếp lót đáy khuôn
Lá nếp bạn rửa sạch, để ráo nước rồi sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để lót vào đáy khuôn.
Bước 5: Làm bánh phu thê và thưởng thức
Sau khi đã chuẩn bị xong hết nhân và bột bánh thì lúc này các bạn:
– Múc một lượt bột đổ vào khuôn, rồi cho một ít đỗ xanh dàn đều cùng với hỗn hợp nhân bánh phu thê đã chuẩn bị ở bước 3 vào giữa. Tiếp tục cho thêm một lớp bột lên bề mặt nhân rồi sau đó dùng thìa láng đều.
– Để hấp bánh các bạn nên dùng chõ sẽ giúp bánh ngon hơn. Đổ một lượng nước vừa phải vào chõ rồi đun sôi. Tiếp tục, xếp bánh vào bên trong rồi đậy nắp. Trong quá trình hấp thì thi thoảng các bạn nên mở nắp và lau sạch phần hơi nước đọng dưới nắp.
Lưu ý: Chỉ hấp bánh phu thê dưới lửa nhỏ để bánh không bị tràn nhân ra ngoài. Thời gian hấp khoảng 10-15 phút tùy thuộc vào độ to nhỏ của bánh.
– Sau khi bánh chín, các bạn để cho bánh nguội thì mới lấy ra khỏi khuôn nhé. Sau đó, bạn cùng nilon gói từng chiếc bánh lại và dùng dần. Vậy là đã xong món bánh này!
Cách thưởng thức món bánh gai
Bánh gai có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh. Mỗi vùng miền đều có những món bánh riêng cho ngày Tết truyền thống của Việt Nam mang lại cho ẩm thực Việt Nam luôn đa dạng sắc màu. Bạn ăn nguội bánh sẽ rất ngon nhé!
Như vậy, với công đoạn trên mình tin các bạn ai cũng có thể thực hiện được bánh gai tại nhà đúng không? Không quá cầu kì, nguyên liệu cũng dể tìm. Bạn hoàn toàn có thể làm ngon nếu như đúng công đoạn. Chúc các bạn thực hiện thành công món bánh này nhé. Hãy luôn theo dõi monngondongian.com để có nhiều kinh nghiệm nấu ăn hơn nhé!