Chè đậu xanh nha đam đường phèn là một món ăn được rất nhiều gia đình lựa chọn để giải nhiệt trong cái nóng oi bức của mùa hè. Chè có vị ngọt thanh và mát lành, kết hợp với những hạt nha đam giòn giòn và vị bùi bùi của đậu xanh. Dù ăn nóng hay ăn lạnh đều rất ngon. Trước tiên, mình tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của đậu xanh nhé.
Một số lợi ích mà đậu xanh mang tới cho sức khỏe

Theo Đông y, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Vỏ đậu xanh không độc, có tác dụng giải nhiệt độc, dùng chữa mụn, ung nhọt…
- Chữa trị bệnh gút bằng bài thuốc dân gian với đậu xanh. Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Người bị bệnh ăn một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Đậu xanh chứa các chất kháng viêm và mức cao vitamin B phức hợp, có công dụng tăng thêm sức khỏe các mạch máu. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim.
- Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.
- Đậu xanh giúp ngừa ung thư dạ dày: Đậu xanh chứa hàm lượng cao chất chống ô xi hóa – một loại polyphenol giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.
- Đậu xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch: Nếu bạn ăn một chén cháo đậu xanh nấu chín mỗi ngày giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%. Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thư ruột kết.
- Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Do đó, đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
- Hạt đỗ xanh nấu với gạo nếp thành cháo, thêm đường, ăn hằng ngày chữa háo nhiệt, cồn cào, đái dắt, nôn ọe khi có thai.
- Đậu xanh giúp làm sạch lỗ chân lông và trị mụn đầu đen rất hiệu quả. Đồng thời khi kết hợp sử dụng bột đậu xanh với bột nghệ và sữa tươi, hiệu quả của nó tăng gấp bội, da sẽ săn chắc đồng thời đẩy nhanh quá trình tái tạo da ngăn ngừa lão hóa da, chạy xệ.
Chè đậu xanh nha đam đường phèn là gợi ý tuyệt vời dành cho gia đình bạn vào những ngày hè oi bức. Tuy cách nấu món chè này không quá cầu kỳ nhưng nếu bạn không biết cách sơ chế nha đam sẽ khiến cho hương vị đặc trưng của chè bị mất đi. Vì thế, trong bài viết sau hãy cùng tham khảo cách nấu chè đậu xanh nha đam không bị đắng của mình nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Đậu xanh hạt: 150gr
- Nha đam: 400gr
- Phổ tai: 10gr
- Đường phèn: 150-200gr
- 1 trái chanh, muối.
- Lá dứa hay va ni ( cho chè thơm)
Cách sơ chế nguyên liệu
- Bạn cho đậu xanh nguyên hạt vào ngâm với nước. Bạn ngâm trong khoảng 3 – 4 tiếng, rồi vớt ra để ráo. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm đậu xanh qua đêm để đậu xanh mềm và khi nấu, chè cũng sẽ ngon hơn.
- Phổ tai đem rửa sạch, ngâm với nước cho nở mềm, rồi vớt ra để cho ráo.
- Dùng dao cắt 2 đường viền bên bẹ nha đam, sau đó dùng dao bào tách hết phần vỏ xanh, xắt hạt lựu, ngâm vào trong nước. Để nha đam không đắng bạn cần phải làm sạch lớp vỏ xanh kể cả những sợi xơ màu xanh phía bên trong nha đam. Sau đó bóp nha đam với muối và nước cốt chanh cho hết đắng và nhớt. Rửa lại bằng nước lạnh, vớt ra rổ cho ráo. Tiếp theo, bạn cho nha đam vào trụng sơ nha đam với nước nóng, rồi nhanh tay vớt nha đam cho vào thau nước lạnh để nha đam giòn và trắng hơn, ướp với 50gr đường phèn trên, cho vào tủ lạnh cho mát.

Các bước thực hiện nấu chè đậu xanh nha đam đường phèn
Bước 1: Bạn cho nồi lên bếp, cho khoảng 1,5l nước vào nối cùng với 1 muỗng cà phê muối. Khi nước sôi, bạn cho đậu xanh vào nấu chín và nhừ ra.
Bước 2: Khi đậu xanh chín, bạn cho phần nha đam vào, khổ tai, đồng thời cho đường phèn vào cùng lúc để nha đam thấm vị. Tùy theo sở thích mà bạn cho lượng đường phù hợp. Trong quá trình nấu, nếu có bọt nổi lên bạn dùng muỗng để vớt bọt để nước chè sạch và trong hơn.
Bước 3: Nấu trong khoảng 30 phút, khi thấy nha đam và đậu xanh đều chín, bạn cho vani hay lá dứa vào rồi dùng vá đảo đều để nồi chè thơm hơn. Sau đó, nấu thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Lưu ý khi nấu chè: Để nấu món chè đậu xanh nha đam không bị đắng, bạn lưu ý phải sơ chế nha đam thật kỹ. Mặc dù, công đoạn này tốn khá nhiều thời gian nhưng nó rất quan trọng vì ảnh hưởng đến hương vị của cả nồi chè.
Món chè đậu xanh nha đam đường phèn đã hoàn thành rồi, bạn có thể múc ra ăn ngay khi còn nóng hoặc đợi nguội rồi cho và tủ lạnh để ăn lạnh thì cũng đều rất ngon. Cách nấu chè đậu xanh nha đam đường phèn đơn giản là vậy đó, không hề khó khăn như mọi người vẫn nghĩ đâu. Nào các chị em hãy cùng nhau vào bếp trổ tài ngay thôi.
Những lưu ý khi ăn đậu xanh
Đỗ xanh là một loại thực phẩm dưỡng sinh giúp thanh nhiệt, giải độc, nhưng không phải ai cũng thích hợp với ăn đỗ xanh. Tuy nhiên, có những người ăn đỗ xanh lại thêm bệnh vào người
- Người có thể chất hàn (lạnh): Những người có biểu hiện chân tay lạnh, thiếu sinh lực, chân và lưng đau nhức, đi ngoài phân lỏng, nếu ăn đậu xanh sẽ khiến bệnh tình ngày một nặng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy (nghiêm trọng hơn sẽ bị mất nước). Nhóm người cơ địa hàn khi ăn đậu xanh quá nhiều sẽ làm khí huyết ngưng trệ, cơ bắp, các khớp đau nhức, dẫn đến các bệnh liên quan đến tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính, tì vị lạnh.
- Khi đói không nên ăn đậu xanh bởi đậu xanh có tính hàn, khi đói ăn sẽ không tốt cho dạ dày. Nếu ăn đậu xanh với một lượng thích hợp sẽ không có vấn đề gì. Người lớn thường ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần một cốc là đủ. Trẻ nhỏ nên dựa vào cơ địa của trẻ để định lượng thích hợp.
- Thông thường, trẻ nhỏ từ 2 – 3 tuổi lúc bắt đầu ăn cháo, có thể cho thêm một chút đậu xanh.
- Trẻ từ 6 tuổi trở lên có thể ăn theo lượng của người lớn. Người bình thường nếu ăn quá nhiều đậu xanh có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột như lạnh bụng, tiêu chảy. Còn phụ nữ ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa như bạch đới, trướng bụng, đau bụng kinh..
- Uống thuốc Đông Y không nên ăn đỗ xanh.
Hi vọng, qua bài viết này các bạn sẽ có thêm món ăn vặt giải khát cho cả nhà, hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé.