Cháo cá chép là một trong những món ăn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt các chị em khi mang bầu ăn cháo cá chép rất tốt và rất bổ dưỡng cho thai nhi.
Theo Đông y, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, lợi sữa, có công dụng chữa ho, trị các bệnh ngoài da, giảm phù nề ở bà bầu. Còn theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn cháo cá chép sẽ giúp trẻ thông minh, chắc khỏe xương, có nước da trắng trẻo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến cá chép đúng cách để thu được món cháo hấp dẫn, tạo cho cảm giác ngon miệng cho bà bầu.
Cá chép loại cá có nhiều lợi ích cho sức khỏe, phụ nữ mang thai và trẻ em
Cá chép trong y học cổ truyền còn được gọi với tên là lý ngư. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều là những vị thuốc quý. Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon…Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ và phụ nữ mang thai. Đó cũng là lý do vì sao các bà bầu khi mang thai thường ăn cá chép.
- Tác dụng làm an thai
- Chữa nôn mửa: Phụ nữ thời kỳ đầu mang thai thường xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt.
- Chữa bệnh phù thũng: Sau khi mang thai 5-6 tháng, phụ nữ thường hay có chứng sưng mặt, chân tay phù thũng, tiểu tiện ít.
- Giúp làm tăng lượng sữa: Sau khi sinh, phụ nữ có người không có sữa hoặc ít sữa.
- Chữa bệnh ứ huyết: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị chứng khí huyết ứ trễ, đau bụng dưới, máu xấu không kịp bài tiết ra ngoài.
- Làm tăng công năng dạ dày: Dạ dày của phụ nữ sau khi sinh có thể thay đổi cường độ co bóp..
- Chữa động thai
- Chữa mỏi lưng, phù thũng…
Cháo cá chép – Món ăn số 1 dành cho bà bầu
Nguyên liệu: Chuẩn bị: (Cho 3 – 4 phần ăn)
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,7kg hoặc 1kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm, gạo nếp
- 1 nắm gạo nếp
- 2 củ hành tím, hành lá
- Lá ngải cứu
- Rau mùi ta, thì là
- Gia vị đường, bột ngọt, nước mắm, tiêu…
- Cà rốt, nấm rơm.
SƠ CHẾ NGUYÊN LIỆU:
.Bước 1: Đầu tiên, bạn đánh sạch vảy cá mua về, loại bỏ phần ruột. Lưu ý, bạn nên chà xát muối lên bề mặt cá để khử mùi tanh và làm sạch độ nhớt trên thân cá, để loại bỏ mùi tanh của cá chép, bạn dùng nước gừng hoặc chanh chà xát đều lên cá khoảng 3 – 5 phút và rửa lại với nước rồi để ráo nước Sau đó, bạn rửa cá lại nhiều lần với nước.
Bước 2: Sơ chế các loại rau củ: Cà rốt bạn đem gọt vỏ, rửa sạch rồi thái hạt lựu. Nấm rơm bạn cắt bỏ phần dơ, đem rửa sạch rồi cắt ngắn. Hành lá và ngò rí bạn đem rửa sạch và cắt khúc nhỏ.
Bước 3: Bí quyết nấu cháo cá không tanh
Tiếp theo, bạn cho cá vào nồi luộc chín. Khi cá chín, bạn vớt cá ra đĩa, rồi lọc bỏ phần xương cá, gỡ thịt cá để riêng ra chén. Khi gỡ thịt cá bạn nên gỡ cẩn thận để tránh bị xương còn dính lại phần thịt. Sau đó, bạn cho thêm vào chén thịt cá một chút nước mắm và tiêu rồi trộn đều để cho ngấm gia vị. Khi trộn cá bạn cũng nên nhẹ tay để tránh làm nát cá. Còn phần đầu cá, bạn cho vào chén và dùng chày giã nát, tiếp theo cho thêm một chút nước vào khuấy đều và chắt lấy nước cốt cá để riêng.
– Bạn đặt chảo lên bếp, cho dầu vào chảo đun nóng, rồi cho hành khô thái mỏng vào phi thơm. Tiếp theo, cho cà rốt thái hạt lựu và nấm rơm vào. Sau đó, bạn cho bát thịt cá vào cùng và đảo đều khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Bạn trộn gạo nếp, gạo tẻ vào nhau rồi vo sạch. Sau đó, cho vào nồi cùng với nước cốt cá, rồi cho nồi lên bếp đun sôi. Đun đến khi gạo chín mềm là được. Trong quá trình nấu, nếu thấy cháo quá đặc bạn có thể cho thêm một chút nước vào.
– Với món cháo cá chép, bạn có cho thêm một chút đậu xanh vào nấu chung với gạo để khử mùi tanh cho cá và làm món cháo thêm ngon hơn.
Bước 5: Hoàn thành
Khi cháo đã chín, bạn cho hỗn hợp cá và rau củ vào nồi cháo và khuấy đều khoảng 1 – 2 phút, nêm nếm lại cho vừa miệng thì tắt bếp. Bạn cho hành lá và ngò rí vào tô, sau đó múc cháo lên trên và trộn đều, rải ít tiêu là có thể thưởng thức món cháo cá chép rồi đấy. Hoặc có thể ăn như lẩu.
Các lưu ý để nấu món cháo cá chép
Cá chép là một thực phẩm rất bổ dưỡng, nhưng nếu không biết ăn đúng cách vô tình gây ra những tác hại không mong muốn cho sức khỏe. Để cá bổ dưỡng cần phải ăn đúng.
Để đảm bảo sức khỏe chỉ ăn cá khi đã nấu, nướng chín kỹ vừa đảm bảo vệ sinh và tránh nguy cơ nhiễm giun sán. Không ăn lòng cá chép vì rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán).
Do cá chép có tính dương thì vậy không nên ăn cùng thịt gà do thịt gà cũng có tính dương.
Không nên ăn cá chép cùng với thịt chó vì có thể sinh ra độc tố không có lợi cho sức khỏe. Người đang uống thuốc đông y có thành phần cam thảo tuyệt đối không nên ăn cùng cá chép có thể sinh ra độc tố gây chết người.
Như vậy là món cá chép thơm ngon, bổ dưỡng đã hoàn thành rồi đó các bạn. Thật đơn giản phải không nào? Hãy chia sẻ và học cách nấu cháo cá chép thơm ngon này ngay hôm nay để có thể tự mình vào bếp nấu món cháo cá chép thơm ngon, bổ dưỡng cho các bà bầu để khi bé nhà mình ra đời có đôi môi đỏ, làn da trắng hồng nhé!