Hạt đác là hạt của cây đác – một loại cây ẩn mình trong những cánh rừng bạt ngàn tại Nha Trang. Để thu hoạch được hạt đác, con người phải vào trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc rồi mới mang được những buồng hạt đác đem về, chất thành đống, đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt để loại bỏ nhựa quả đác gây ngứa.Vậy Hạt đác là gì? Công dụng của hạt đác là đến đâu mà nó có thể cứu lấy cơ thể của bạn? Hãy cùng chúng tôi khám phá toàn bộ bí mật qua bài viết này nhé.
1.Giới thiệu qua về hạt đác
- Hạt đác là hạt của cây đác .Hạt đác là một loại hạt được tìm thấy ở sâu trong những cánh rừng bạt ngàn tại Nha Trang, nơi mà thiên nhiên ngày đêm chuyển mình, mưa gió thuận hòa đã mang đến cho hạt đác những gì tinh túy nhất từ thiên nhiên: sạch và dinh dưỡng (ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác).
- . Để thu hoạch được hạt đác, con người phải vào trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc rồi mới mang được những buồng hạt đác đem về, chất thành đống, đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt để loại bỏ nhựa quả đác gây ngứa.
- Hạt đác có màu trắng tự nhiên, da trơn láng, khi ăn có bị béo bùi, giòn sần sật. Món ăn này đã trở thành đặc sản của Nha Trang và được mọi người ăn nhiều vào mùa hè vì có tính ngọt, mát. Hạt đác không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, ít calo và chất béo và giàu vitamin cùng các khoáng chất khác như sắt, kali, magie, canxi, natri và photpho.Cùng với mùi vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, hạt đác là một thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe và làm đẹp của con người.
Điều đặc biệt ít ai biết cây đác phải mất 10 năm cây đác mới bắt đầu có trái. Từ giai đoạn ra hoa đến khi thu hoạch đác phải mất 3 năm, nhưng sau khi thu hoạch cây đác sẽ không ra trái nữa mà sống như vậy rồi chết.
- Quả đác kết thành từng buồng lớn. Mỗi quả có 3 đến 4 hạt.
2.Phân biệt hạt đác với hạt thốt nốt
- Đây là câu hỏi rất thường gặp bên cạnh thắc mắc hạt đác là gì. Chúng ta cần phân biệt rõ: Hạt đác và hạt thốt nốt tuy là 2 loại hạt khác nhau nhưng lại có dáng vẻ giống nhau nên nếu nhìn thoáng qua bạn sẽ khó phân biệt được chúng.
Để phân biệt được rõ hơn về hạt đác và hạt thốt nốt, chúng ta cần dựa trên các đặc điểm:
- Mùi hương: Hạt đác không mùi trong khi hạt thốt nốt có mùi rất đặc trưng
Hạt thốt nốt thì gần giống như dừa nước, ăn dẻo mềm hơn, cắn vào ở giữa hơi rỗng ruột và còn chứa nước, ruột thốt nốt có màu trắng nõn nhưng không ngọt lắm nên thường được dùng chung với ly đá có nước thốt nốt lấy từ cuống hoa của loài cây này. Còn cùi thịt hạt đác dày, dẻo cứng và đặc ruột và chúng có hình bầu dục nhưng khi nhai thì rất giòn dai, phải chế biến rim đường thì mới dùng được.
- Hình dạng: Hạt thốt nốt to hơn hạt đác,số múi của hạt đác cũng khác hạt thốt nốt.
- Hương vị: Thốt nốt ăn gần giống như dừa nước, mềm và dẻo hơn cắn vào giữa hơi rỗng ruột và có chứa nước. Ruột thốt nốt có màu trắng nõn, hơi ngọt. Hạt đác có phần cùi hình bầu dục, dẻo cứng và đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa dai vô cùng hấp dẫn.
- Khác nhau giữa cây và hạt thốt nốt.
Thốt nốt là loài thực vật họ cau được trồng nhiều ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang. Dọc theo những tuyến đường về vùng biên giới giáp ranh Campuchia, trái thốt nốt hay hạt thốt nốt được bày bán nhiều ở ven đường và rất hút khách du lịch. Trái thốt nốt to bằng trái dừa xiêm mỗi trái có khoảng 4 múi, và khi chặt ra thì bên trong múi đó mới có từng hạt rời, mỗi hạt sẽ có một 1 lớp bọc ngoài, gọt lớp áo này ra thì mới có được các hạt cơm thốt nốt trắng trong. Trong múi thốt nốt có nước vị như nước dừa nhưng mùi vị lại đặc biệt và rất riêng. Giá bán hạt dao động từ 30 đến 40k/1kg.
Cây hạt đác chỉ mọc trong các khu rừng miền Trung nước ta khác với cây hạt thốt nốt mộc ở khu vực đồng bằng. Đặc biệt cây hạt đác xuất hiện nhiều ở Nha Trang nhưng ít người biết đến. Quả cây hạt đác giống quả dừa non, nhỏ hơn quả cây hạt thốt nốt, chỉ to bằng cái nắm tay, mọc thành những buồng lớn. Nhưng để lấy được hạt đác mang về nhà thì rất khó khăn, người ta vào tận trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc cây rồi mới mang được những buồng hạt đác về. Quả cây hạt đác thường có nhiều nhựa lại gây ngứa nên khi mang được về rồi, người ta phải chất thành những đống lớn, đem đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt đác.Giá bán hạt dao động từ 60 đến 70k/1kg.
3.Khám phá công dụng của hạt đác
1.Giúp giữ dáng: Hạt đát là một chất điện phân tự nhiên vừa giúp giải khát vừa giúp tăng cường sự trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, nó rất có lợi cho những người đang đấu tranh với các vấn đề về cân nặng. (Hạt đát được ăn kèm chè, sữa chua, nước trái cây, hoa quả dầm, sinh tố)
2.Hạt đác giúp ngăn ngừa loãng xương: Bổ sung chất xơ và carbohydrates Hạt Đát cũng có chứa canxi là khá cao, cho 100 gram Hạt Đát chứa 91 mg canxi nên nó rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu canxi ngăn ngừa loãng xương. như người già trẻ em.
3.Điều trị viêm khớp: Nói chung, carbohydrate chứa trong hạt đát là galaktomannan. Galaktomannan thường được sử dụng như một thành phần trong sản xuất các loại thuốc trị viêm khớp có chức năng làm giảm đau do viêm khớp. Để sử dụng Hạt Đát trong điều trị đau vì chứng viêm khớp, nên nấu ăn cho mình bằng cách đun sôi hoa quả mà không cần dùng đường hoặc chất màu.
4.Giúp điều hòa huyết áp: Theo các nhà nghiên cứu, những bệnh nhân có huyết áp cao thường có mức độ kali thấp. Vì vậy, khi ăn Hạt đác thường xuyên có thể khá hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp do nồng độ cao kali và axit lauric.
5.Tốt cho tim mạch: Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng Hạt đác có thể giúp tăng cholesterol (tốt), và làm cho nó là một thứ nước tuyệt vời tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.
6.Hỗ trợ tiêu hóa: Hạt đác cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu dưỡng chất bao gồm vitamin, khoáng chất, amino acid…Hạt đát còn hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và magie, nhờ đó giúp xương trở nên mạnh khỏe, cứng cáp hơn. Hạt đác cũng giúp con người cải thiện sự tiết insulin và sử dụng đường.
7.Cung cấp năng lượng: Đối với những vận động viên rèn luyện thể lực, Hạt đác là một kho cung cấp nguồn năng lượng nhanh, giúp vận động viên hồi phục và tái tạo những mô bị tổn thương.
4.Mẹ mang thai có ăn được hạt đác không?
Vì có chứa nhiều chất dinh dưỡng lại là loại thực vật trong rừng, không có chất bảo quản, nên hạt đác cũng tương đối tốt với sức khỏe bà bầu, giúp bà bầu lợi sữa, bổ sung vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vì hạt đác thường được chế biến ăn kèm với các món ngọt, nhiều đường nên nếu muốn dùng, các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ và điều chỉnh cách chế biến cho phù hợp. Bên cạnh đó, lời khuyên cho mẹ bầu là cũng cần lựa chọn hạt đác được mua từ những cơ sở uy tín, các chị em nên mua loại hạt màu đục, tươi, hột mềm, dẻo để tránh trường hợp hạt đác đã bị tẩy.
5.Các món ăn từ hạt đác
5.1 Hạt đác rim đường
Đây là cách chế biến khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Như tên gọi của món ăn này, thì nguyên liệu chính chúng ta cần chuẩn bị đó là đường phèn và hạt đác.
Cách làm:
- Mua hạt đác chúng ta nên chọn những hạt còn tươi ngon, non, sau đó đem đi rửa sạch với nước khoảng 3 đến4 lần là được. Sau khi rửa xong, cho đác vào nồi, cho nước sâm sấp và đun sôi khoảng 3 đến 4 phút, dùng đũa khuấy đều tay là được. Khi đã đủ thời gian thì bạn nên tắt bếp và đổ đác ra một chiếc rổ sạch, xả lại bằng nước sôi để nguội, để ráo và chuẩn bị cho quá trình rim đường.
- Công đoạn rim đường sẽ hơi mất thời gian một chút, vì trong quá trình rim sẽ giúp đường thẩm thấu vào hạt đác giúp hạt có vị ngon, ngọt tự nhiên.
- Đường phèn chúng ta có thể mua ở siêu thị, hay cửa hàng tạp hóa đều bán. Chúng ta có thể mua loại đường phèn cục hoặc đường phèn viên nhỏ đều được. Sau khi mua đường về, nếu chúng mua đường phèn cục thì nên dập nhỏ, càng nhỏ thì càng tốt, sau đó cho hạt đác và đường phèn vào chung 1 nồi và bắt đầu rim. Trong quá trình rim, chúng ta nên rim nhỏ lửa.
- Lưu ý: là bạn không cần phải cho thêm nước vào nữa bởi hạt đác tưới có tính chất tích nước nên khi đun nước sẽ ra rất nhiều.
- Bạn cứ tiếp tục đun như vậy, thi thoảng dùng đũa đảo qua cho hạt đác được ngấm đều và có màu sắc bắt mắt. Sau khoảng 15 phút hoặc thời gian ngắn hơn, khi đường bắt đầu sánh lại thì bạn nên tắt bếp và bắc ra ngoài cho nguội, nếu để quá lâu dễ dẫn đến cháy, hơn nữa hạt đác sẽ bị dai mất đi mùi vị thơm ngon, bổ dưỡng.
- Với món đác rim đường này, chúng ta có thể sử dụng chung cùng sữa chua hoặc nước ép trái cây thì không gì tuyệt vời bằng vào mùa hè nóng bức này.
5.2 Hạt đác rim dứa
- Mùa hè đã đến, chúng ta có thể dễ dàng mua được dứa ở bất cứ nơi đâu. Dứa là món ăn vặt khá quen thuộc với nhiều người, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu… Nếu kết hợp dứa cùng hạt đác thì sẽ cho bạn một món ăn vô cùng hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng đó.
Nguyên liệu:
- Dứa hay người miền Nam gọi là Thơm và người miền tây lại gọi là khóm.
- Nguyên liệu tiếp theo không thể thiếu đó là hạt đác.
- Cuối cùng là đường phèn.
Bước làm
- Nếu bạn thích ăn thêm một chút trái cây cho thanh mát thì bạn có thể chọn dứa để rim cùng. Cách làm cũng tương tự như rim đường.
- Hạt đác sau khi mua về, chúng ta cũng sơ chế là rửa sạch, luộc qua nước sôi, rửa lại một lần nữa và để ráo.
- Dứa thì gọt vỏ và bỏ hết mắt, để cả quả trần qua nước sôi.
- Lưu ý nên trần qua nước sôi chứ không phải ngâm. Sau đó dùng dao thái mỏng những miếng dứa sao cho ngang bằng với hạt đác là được, có thể to hơn nhưng đừng quá chênh lệnh nhìn mất hình thức. Đường phèn cũng nên đập nhỏ để cho dễ rim.
- Tiếp theo đến công đoạn rim hạt đác và dứa. Chúng ta sẽ cho hạt đác vào 1 cái nồi, với 1 kg đác chúng ta sẽ cho 20gr 30gr đường, nếu bạn thích ăn ngọt có thể cho thêm, tùy khẩu vị mỗi người bạn nhé.
- Trong suốt quá trình rim, chúng ta không nên cho thêm nước hay bất cứ nguyên liệu nào khác. Câc bạn đảo đều tay khoảng 2 đến 3 phút, sau đó tiếp tục cho dứa thơm vào đảo đều khoảng 5 phút thì bắc ra ngoài.
- Lưu ý là khi đường ngả màu vàng bạn nên bắc ra đừng chế biến lâu quá kẻo cháy hoặc mất mùi vị của món ăn bạn nhé!
5.3 Nấu chè hạt đác với mít
Nguyên liệu:
- Mít: 200gr
- Hạt đác: 200gr
- Bột sương sáo: 25gr
- Bột năng: 50gr
- Nước cốt dừa: 200ml
- Muối: 1/5 muỗng cà phê
Cách nấu:
Bước 1. Nấu sương sáo
- Bạn hòa tan 25gr bột sương sáo với 500ml nước lạnh, ngâm 5-10 phút.
- Tiếp theo bạn bắt nồi lên bếp cho nước sương sáo vào nấu sôi rồi vặn nhỏ lửa nấu thêm 2-3 phút nữa thì tắt bếp, trong quá trình nấu bạn hãy thường xuyên khuấy sương sáo đều tay nhé.
- Sau cùng, bạn đổ sương sáo vào khuôn để nguội cho sương sáo đông lại là xong rồi đấy. Có thể cho sương sáo khi đã nguội vào ngăn mát tủ lạnh để món ăn được lạnh.
Bước 2. Làm thạch củ năng
- Cho 50gr bột năng vào tô, rưới vài giọt màu thực phẩm vào để tạo màu sắc cho món ăn, sau đó bạn thêm nước vào, mỗi lần thêm một ít và trộn đều cùng bột, sau đó bạn nhồi đến khi bột dẻo mịn không còn dính tay nữa là được.
- Bắc nồi nước lên bếp, nấu sôi rồi vo bột thành viên tròn nhỏ cho vào nồi nước sôi trụng chín.
- Chuẩn bị sẳn một tô nước đá lạnh, khi thạch củ năng nổi lên mặt nước bạn vớt ra cho ngay vào nước lạnh ngâm vài phút rồi vớt ra để ráo. Với cách làm này bạn sẽ có mẻ thạch củ năng giòn sần sật ăn rất ngon.
Bước 3. Làm nước cốt dừa
- Bắc nồi lên bếp, cho nước cốt dừa cùng 1/5 muỗng cà phê muối vào, khuấy đều lên nấu dưới lửa vừa.
- Khi nước cốt dừa bắt đầu sôi bạn hòa tan 2 muỗng cà phê bột năng với một ít nước lọc rồi vừa cho vào nước cốt dừa vừa khuấy đều tay, bột năng sẽ giúp nước cốt dừa có độ sệt và béo hơn đấy. Nấu nước cốt dừa sôi lên lần nữa thì tắt bếp là bạn đã hoàn thành nước cốt dừa để ăn chè và các loại bánh rồi nhé.
Bước 4. Hoàn thành món ăn
- Hạt đác bạn trụng qua nước sôi rồi để ráo, mít bạn xắt sợi.
- Cuối cùng bạn cho hạt đát, mit, thạch củ năng, sương sáo vào chén hoặc ly, rưới nước cốt dừa rồi thêm đá lạnh vào nữa và thưởng thức thôi nào, món chè mát lạnh này sẽ vô cùng công hiệu trong việc giải nhiệt mùa nắng nóng cho bạn đấy.
Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về hạt đác. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ chúng nhé.