Những món dân dã mang đậm dấu ấn đồng quê được làm từ những hạt gạo, hạt nếp, củ sắn, củ khoai,… gắn liền với thời kỳ khẩn hoang đã trở thành đặc sản Nam Bộ.
Các loại quà, bánh đã trở nên rất gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống hàng ngày của mỗi con người Việt. Và theo thời gian những loại bánh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn hương vị, ngày càng khẳng định giá trị và hương vị đặc trưng được gìn giữ từ nhiều thế hệ. Hãy cùng xem lại và học làm những loại bánh dân gian cực ngon này nhé!
1. Bánh da lợn đậu xanh lá dứa
Bánh da lợn là món ăn quen thuộc với vùng Nam Bộ. Bạn có thể tự làm chiếc bánh thơm lừng hương lá dứa với vị ngọt bùi của đậu xanh và nước cốt dừa để cả nhà ăn chơi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 200 g đậu xanh không vỏ
- Muối
- 500 g bột năng
- 100 g bột gạo
- 400 g đường cát trắng
- 10 lá dứa
- 1 ống vani
- 1 trái dừa khô
Cách sơ chế nguyên liệu
- Đậu xanh cà vỏ, vo sạch, ngâm nước ấm 3-4 giờ.
- Làm lá dứa: Rửa sạch lá dứa, cắt nhỏ, giã nát vát lấy nước cốt
- Dừa nạo: Cho 0,5 lít nước ấm vào dừa, vắt lấy nước cốt nhất để riêng. Cho lần thứ hai thêm thêm 0,5 lít nước nữa vắt lấy nước cốt dừa dảo.
- Bột năng và bột gạo trộn đều, chia làm 2 phần bằng nhau.
Các bước thực hiện
Bước 1 :Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước xâm xấp mặt nấu chín cùng một nhúm muối nhỏ. Đậu chín đem xay nhuyễn cùng 500ml nước và 75gr đường. Có thể sử dụng nồi cơm điện để nấu đậu.
Bước 2: Cho 1 phần bột vào hỗn hợp đậu xanh và nước cốt dừa vào tô, khuấy đều cho tan. Tiếp tục cho nốt phần bột còn lại vào nước lá dứa, thêm 75gr đường vào và khuấy đều.
Phần bột còn lại, cho nước cốt lá dứa vừa vắt vào phần bột còn lại, thêm nước cốt dừa, đường khuấy tan. ( tương tự phần bột lúc nãy).
Bước 3: Chuẩn bị một nồi hấp nhiều nước, láng một lớp dầu ăn vào lòng khuôn, đặt khuôn vào nồi, đổ từng lớp hỗn hợp vào khuôn. Lưu ý: sau khi hấp chín mới đổ lớp hỗn hợp tiếp theo, cho đến khi đầy khuôn. Thời gian hấp một chiếc bánh mất khoảng 20 phút. Nhớ chống dính khuôn bằng cách bôi một lớp dầu ăn vào khuôn.
Bước 4: Khi chín lớp cuối cùng, khi bánh thật nguội mới đem khuôn ra khỏi nồi, để nguội hoàn toàn, sau đó úp ngược khuôn lên dĩa để đổ bánh ra dùng dao sắc hoặc một sợi chỉ căng vào 2 đầu ngón tay ấn mạnh từ trên xuống để cắt bánh, và thưởng thức.
Lưu ý: Có thể thay màu lá dứa bằng các màu khác tùy sở thích: như màu lá cẩm, màu gấc, màu gạch cam,…
- Trong quá trình hấp, dùng cái tăm thử bánh đã chín chưa, nếu bánh chính cái cây tăm không có dính bột.
2. Bánh chuối hấp nước cốt dừa
Bánh chuối hấp là một món ăn ngon lại bổ dưỡng với cách làm rất đơn giản. Miếng chuối được bao phủ một lớp bột năng dẻo ngon, ăn cùng với nước cốt dừa béo ngậy, thơm bùi vị mè trắng làm cho người ăn đã mê lại càng mê hơn. Hôm nay mình giới thiệu với các bạn cách làm bánh chuối hấp nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 3-4 quả chuối xiêm chín
- 120gr bột năng
- 1 chút muối
- 1 trái dừa khô
- 140ml nước
- 1 ít mè trắng rang chín
- 1 nắm bột báng
- 35-40gr đường
- 1 ít vani
- Khuôn tròn hoặc vuông
Sơ chế nguyên liệu
- Cuối lột vỏ, chú ý lấy hết chỉ trên chuối ra chừa lại khoảng 2 trái, số còn dùng thìa hoặc rĩa ghiền ra hơi nát, hay đeo bao tay vào nhào nặn cho rã ra.
- Hai trái chuối còn lại, bạn xắt khoanh tròn với độ dày phù hợp để đặt lên bề mặt hỗn hợp trước khi hấp.
- Bột báng (lượng tùy ý, để pha vào nước cốt dừa) rửa sạch và ngâm trong nước lạnh.
- Mè rang sơ đến khi hơi ngả vàng là được.
- Dừa nạo vắt lấy nước cốt dừa.
Các bước thực hiện làm bánh chuối hấp
Bước 1: Dùng khoảng 50 ml nước cốt dừa, pha với 1,5 chén nước, trộn đều với bột năng, chuối đã bóp nhuyễn, đường cát vàng, vani.
Lưu ý: Dùng đường vàng thì sau khi hấp xong, bánh chuối sẽ có màu ngà ngà đẹp mắt. Nếu các bạn muốn có màu vàng tươi hơn thì thêm tí màu thực phẩm nhé, ở đây mình không dùng màu.
Bước 2:Thoa ít dầu vào khuôn inox rồi đổ hỗn hợp trên vào khuôn, xếp chuối xắt lát lên mặt bánh cho đẹp mắt.
Bước 3: Đun sôi nước trong nồi hấp rồi cho khuôn bánh vào hấp cách thủy. Hấp khoảng 20 phút là được. Các bạn kiểm tra bánh chín hay chưa bằng cách dùng tăm xăm vào bánh, nếu tăm không bị dính bột là bánh chín. Trong quá trình hấp, thỉnh thoảng các bạn mở nắp nồi hấp và lau khô nước bám trên nắp nhé.
Bước 4: Làm nước cốt dừa: các bạn cho nước cốt dừa vào nồi, thêm tí nước cùng 50 gram đường cát trắng, tí xíu muối và bột báng đã ngâm nước. Đun tất cả trên lửa riu riu, khuấy đều đến khi bột báng chuyển sang trong veo là được. Pha 1 muỗng cà phê bột năng trong tí nước, rồi cho vào nồi cốt dừa, khuấy đến khi sền sệt thì tắt bếp.
Bước 5: Cắt bánh hình vuông hay hình thoi và xếp bánh ra đĩa và chan nước cốt dừa rồi rắc ít mè rang vàng lên nhé.
Như vậy là món bánh chuối hấp dẻo thơm và ngọt ngọt, béo béo đã hoàn thành rồi đó. Khi thưởng thức bánh chuối hấp có độ mềm dẻo không bị bở kết hợp với hương vị béo ngậy của nước cốt dừa và độ bùi bùi của mè rang đem lại cảm giác thích thú.
3. Bánh lá rau mơ
Bánh lá rau mơ hay còn gọi là bánh lá mít, bánh nắn lá, bánh lá, bánh cục… là món bánh ăn vặt mà hầu như đều ghi dấu trong ký ức mỗi người, thậm chí nhiều năm về sau khi đã trưởng thành thì người ta vẫn còn thích nhâm nhi món bánh này không chỉ để thỏa cơn thèm mà như để ôn lại chút kỷ niệm ngày xưa.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột gạo300gr
- Lá mơ150gr
- Bột năng50gr
- Muối
- Lá dứa2lá
- 1 trái dừa khô
- Đường trắng
- Hành lá
Sơ chế nguyên liệu
- Lá mơ rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước. Trộn bột gạo với bột năng, cho từ từ nước sôi vào để bột không bị nhão, nhào bột mịn. Cho tiếp nước lá mơ, nhào tiếp thấy bột vừa là được.
- Lá mít rửa sạch, để khô. Có thể dùng lá mít hoặc lá dừa nước
- Dừa nạo vắt lấy nước cốt dừa.
- Hành rửa sạch, thái nhuyễn
- Bột báng ngâm cho nở ra.
Các bước thực hiện làm bánh lá mơ
Bước 1: Trộn bột gạo với bột năng, cho từ từ nước sôi vào để bột không bị nhão, nhào bột mịn. Cho tiếp nước lá mơ, nhào tiếp thấy bột vừa là được.
Bước 2: Cho bột lên lá mít và nắn đều tay theo hình chiếc lá
Bước 3: Đun sôi nước trong nồi hấp. Cho lá mít vào nồi đậy nắp và hấp chín.
Bước 4: Nấu sôi nước dảo dừa cùng lá dứa và bột báng. Vớt lá dứa ra, nêm 50g đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 50g bột năng, khuấy đều cho sánh,cho hành lá vào tắt lửa.
Bước 5: Đợi bánh nguội cho ra đĩa chan nước cốt dừa lên trên và bỏ mè rang hay đậu phộng và thưởng thức nhé. Chúc các bạn thành công.
Hi vọng sau bài viết này các bạn sẽ có thêm món ăn vặt cho gia đình mình nhé. Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hữu ích.