Gà hầm sâm là món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưu chuộng. Hôm nay, monngonmoingay.com xin giới thiệu các bạn món gà hầm sâm rất tốt cho sức khỏe này!
Giới thiệu về món gà hầm sâm
Thịt gà và nhân sâm là một trong những nguyên liệu tốt cho cơ thể, giúp bồi bổ cơ thể của chúng ta một cách nhanh chóng đặc biệt là những người hay mệt mỏi, những người mới ốm dậy, những người suy dinh dưỡng…
Món gà hầm sâm nóng này được giới thiệu cho ngày hè sắp tới của bạn. Lí do đó chính là, người ta quan niệm ăn đồ nóng để chống lại cái nóng, lấy độc trị độc. Khi cơ thể cần thoát hồ hôi để làm mát thì việc ăn một bát gà hâm sâm nóng cực bổ dưỡng này sẽ giúp bạn điều đó. Kể cả khi mùa hè trôi qua trong sự chịu đựng của bạn thì món gà hầm sâm này vẫn thu hút được sự chú ý bởi nó thực sự tốt cho cơ thể, bạn có thể ăn nó quanh năm như mọi món gà khác.
Gà để dùng trong món gà hầm sâm này thường là những con gà nhỏ, thịt mềm và ngọt thịt. Một con gà dùng cho món hầm này thường khoảng từ 1.2 đến 1.5 kg. Và nếu như gia đình bạn có nhiều thành viên hơn thì bạn nên sử dụng 2 còn gà cho một nồi hầm lớn và dĩ nhiên sẽ phải mất thêm một chút thời gian nữa để nấu mềm cả hai con gà này.
Gà sau khi chế biến sẽ được nhồi với gạo nếp, một số khác nhồi với táo tàu và nhân sâm. Nhưng tôi đã để nhân sâm cùng táo tàu bên ngoài nước để chúng rút ra được tối đa hương vị của chúng. Điều này khá thú vị và tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm ở phần hướng dẫn bên dưới.
Lí do nên sử dụng nhân sâm trong món gà hầm
Sâm là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể, theo các chuyên gia y tế, sâm giúp cho chúng ta:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch
- Đại nguyên bổ khí
- Điều trị bệnh tiểu đường
- Làm giảm mệt mỏi
- Tăng cường thể lực
- Cải thiện trí nhớ
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nên sử dụng nhân sâm như thế nào cho tốt!
Nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ “vạn linh chi dược”. Hơn nữa, nếu sử dụng không hợp lí, còn có thể dẫn đến cái họa “sát thân phá gia”, như người xưa đã cảnh báo.
Những trường hợp không nên dùng sâm:
- Người xưa thường bảo, đang khỏe mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố; như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn. Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy, không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng. Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm. Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine… Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.
- Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng nhân sâm: Theo quan niệm của Đông y học,phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp “đại bổ”. Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm… có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn…Ăn uống cần có đủ chất, nhưngkhông nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.
- Không dùng sâm bừa bãi đối với trẻ em: Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol… có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v…Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”!
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm gà hầm sâm
- 1 con gà mái, gà non khoảng 1,2 -1,5 kg
- 1 củ sâm tươi
- 3 muỗng canh gạo nếp – ngâm gạo trong 3 giờ
- 5 – 6 tép tỏi
- 1 lát gừng mỏng
- 2 đến 3 quả táo tàu
- Hành lá
- 5 cốc nước
- Muối và hạt tiêu cho vừa ăn
Hướng dẫn làm gà hầm sâm tốt cho sức khỏe
Bước 1: Sơ chế gà
- Làm sạch gà để nguyên cả phần cổ.
- Đặt gà đã làm sạch lên thớt hoặc đĩa lớn.
- Làm sạch bên trong khoang bằng khăn giấy để loại bỏ máu.
Bước 2: Nhét gạo nếp đã ngâm và vài tép tỏi, chừa chỗ trống (khoảng 1/4 khoang) để cơm nở ra khi nấu.
Bước 3: Để giữ cơm bên trong khoang trong khi nấu ta bắt chéo chân gà và buộc lại bằng dây bện nhà bếp. Đóng chặt khoang bằng tăm nếu cần thiết.
Bước 4: Chuẩn bị hầm gà
- Chuẩn bị một cái nồi cỡ vừa, đặt gà và thêm 4 đến 5 cốc nước.
- Thêm tỏi, gừng, táo tàu và nhân sâm.
- Ngoài ra, thêm gạo nếp để nước hầm gà thêm sánh hơn, nếu cần.
- Trộn thêm gạo ngâm với một chút nước để cháo đậm đà hơn.
Bước 5: Tiến hành hầm gà
- Hầm gà ở nhiệt độ cao trung bình.
- Vớt bọt nếu bọt sủi nhiều.
- Đậy nắp và đun sôi trong 10 đến 15 phút.
- Giảm nhiệt xuống mức trung bình thấp và đun sôi, đậy nắp, trong khoảng 20 đến 25 phút, tùy thuộc vào kích cỡ của con gà.
- Khi gà thấy nhừ thì ta tắt bếp.
Bước 6: Gà hầm nên ăn nóng với hành lá xắt nhỏ và muối và hạt tiêu ở bên cạnh tùy mỗi người có thể nêm nếm.
Chúc bạn ngon miệng!
Gà hâm sâm mà mình giới thiệu trên đây hi vọng sẽ là món ăn đầy bổ dưỡng cho gia đình bạn vào cuối tuần này. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ nó cho người thân và bạn bè của bạn cùng xem nhé!.