Không nên mua quần áo nhiều màu
Những trang phục màu sắc sặc sỡ hay đậm màu đều có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của con trẻ bởi chúng chứa nhiều chất tạo màu, chất hóa học gây hại cho con.
Một số hóa chất nhuộm màu vải này có thể gây ngứa, kích ứng da hay một số vấn đề nghiêm trọng khác.
“Ít mà chất”
Sự thay đổi nhanh chóng về thể chất của bé trong những tháng đầu tiên khiến cha mẹ phải bỏ phí không ít quần áo mới chỉ mặc được vài ba bữa.
Vì thế, khi mua sắm đồ cho con, hãy kìm nén sự hào hứng ban đầu dành cho thành viên mới của gia đình để chọn mua những trang phục cần thiết nhất.
Kinh nghiệm: Đối với áo, số lượng chỉ nên dao động trên dưới 10 chiếc trong khi quần có thể nhiều hơn bởi thường xuyên phải thay do nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên của bé.
Giặt đồ trước khi mặc
Hãy tránh những bộ quần áo được quảng cáo là chống nhăn, chống vi khuẩn và vết bẩn, thêm vào đó hãy giặt quần áo mới nhiều lần để loại bỏ hóa chất còn lại trong quá trình , tốt nhất các mẹ nên tham khảo thông tin sẵn có trên nhãn mác để có thể lựa chọn cách giặt tẩy phù hợp nhất.
Trang phục cho bé thường mềm mại và gọn nhẹ, vì thế bạn nên giặt riêng bằng tay để đảm bảo độ lâu bền và không làm giảm chất lượng của quần áo
Mặc vừa đủ quần áo cho con
Mặc nhiều lớp quần áo cho con có thể giữ ấm tốt hơn song có thể khiến hô hấp bé kém, tạo cảm giác khó chịu và gây khó ngủ.
Việc mặc hai ba lớp quần áo vừa vặn không chỉ mang lại cảm giác thoải mái mà còn tập cho con quen dần với môi trường sống mới, tăng cường đề kháng cho cơ thể và giúp con ít bệnh vặt hơn.
Tránh những chi tiết rườm rà
Những bộ quần áo trẻ em có thể có vài điểm nhấn như ruy băng, dây thắt nút nhằm mục đích khiến cho bộ đồ của bé trông đáng yêu và sành điệu hơn. Tuy nhiên những chi tiết này phần nào cũng có thể dẫn đến tình trạng nghẹt thở cho bé con nhà bạn nếu chẳng may bé ngậm hoặc cắn một dải ruy băng vào miệng.
Tránh mua quá nhiều đồ đắt tiền gây lãng phí
Bậc cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con yêu, sẵn sàng bỏ ra không ít tiền để mua những bộ quần áo đắt đỏ.
Trên thực tế, điều này là không cần thiết và sẽ gây lãng phí bởi trẻ sơ sinh mau lớn.
Kinh nghiệm: Bạn chỉ cần nói không với những hàng hóa trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường và không nhất thiết phải sắm sửa những món đồ đắt tiền mới có thể đảm bảo chất lượng.
Nguồn gốc sản phẩm
Chỉ cần dạo quanh một vòng trên Internet là các bố mẹ sẽ thấy “đập vào mắt” mình là rất nhiều lời mời mọc, quảng cáo về quần áo sơ sinh.
Số lượng người bán thì nhiều, song chất lượng thì lại tỉ lệ nghịch!
Nhiều Shop nhập hàng không rõ nguồn gốc, cùng chất lượng kém rồi đóng lại mác và rao bán trên mạng. Giá những sản phẩm này thường rất rẻ. Nhiều khi là rẻ đến…giật mình. Chính điều này khiến nhiều bố mẹ…”sập bẫy”.
Việc làm như trên hết sức nguy hại cho trẻ sơ sinh vốn có làn da mỏng manh, nhạy cảm. Bé có thể bị ngứa ngáy, khó chịu và bí hơi nếu mặc phải những loại quần áo kém chất lương
Cách chọn quần áo cho bé
Chọn theo cân nặng và chiều cao của bé
Thông qua việc siêu âm hàng tháng, đặc biệt là các tháng cuối, bạn có thể biết ước chừng cân nặng và chiều dài của bé để mua sẵn quần áo. Thực tế, kích thước quần áo sơ sinh của bé sẽ phụ thuộc vào số đo của chiều dài và cân nặng đó. Để tìm được kích cỡ quần áo chuẩn cho bé mới sinh, mẹ có thể dựa vào bảng kích cỡ tiêu chuẩn.
Bảng tham khảo chiều cao, cân nặng và size quần áo sơ sinh của bé. |
Do cách đánh size ở nhiều hãng khác nhau và có thể không tuân theo bảng trên nên mẹ hãy căn cứ vào kích cỡ thực tế và sự phát triển của bé để chọn đồ phù hợp.
Những lưu ý quan trọng khi chọn mua:
– Chất lượng là ưu tiên hàng đầu.
– Không nên mua quá nhiều quần áo sơ sinh một lúc vì trong thời gian này bé sẽ phát triển rất nhanh, rất dễ bị chật và lãng phí.
– Chọn loại áo loại xé dán hoặc buộc dây, tránh các áo có cúc dễ khiến da bé bị hằn lên do cúc áo tì vào.
– Màu trắng, nhạt được khuyên dùng với trẻ sơ sinh do không hoặc chứa rất ít phẩm màu gây hại cho làn da bé. Những bộ đồ nhiều màu sắc có thể rất đẹp nhưng không an toàn để mặc, bởi vải nhuộm thường chứa hóa chất độc hại gây kích ứng hoặc các bệnh về da cho làn da mỏng manh của bé.
– Cần tránh các loại quần áo đính cườm, đính hạt,…dễ khiến bé tò mò và nuốt gây nguy hiểm.
– Chọn quần áo rộng rãi để tạo cảm giác dễ thở, thoải mái cho bé khi ngủ cũng như lúc chơi mà không bị gò bó. Việc lựa chọn những bộ quần áo rộng còn giúp tiết kiệm được chi phí mua quần áo cho bé vì trong những tuần đầu tiên, bé sẽ lớn “nhanh như thổi”.
– Bạn cần hết sức lưu ý đến những đường may quần, áo, mũ, tất,… Đường may phải tinh, không cẩu thả, không có chỉ thừa, vì sẽ rất nguy hiểm nếu như các ngón tay của bé bị mắc vào phần chỉ thừa của quần áo.
– Không nên chọn quần áo rời chỉ vì thuận lợi thay cởi mỗi khi bé làm bẩn. Vì thực tế, bụng của bé rất hay bị lạnh. Rốn của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lẽ đây là bộ phận cần được giữ ấm và có sự chăm sóc đặc biệt.
– Không nên để băng phiến vào quần áo của bé. Trên thị trường hiện nay nhiều loại băng phiến có chứa naphthalene và naphthol dẫn xuất. chất này ảnh hưởng tới quá trình oxi hóa khử hồng cầu, phá hủy màng tế bào và gây ra bệnh thiếu máu cấp tính. Hiện tượng này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trong những trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ bị tình trạng thiếu máu và vàng da sinh lý kém
các mẹ có thể tham khảo danh sách mua đồ sau khá tiện lợi và đỡ tốn kém chi phí nữa đấy..
Danh sách đồ sơ sinh cho bé chỉ với xx0k ( x rất nhỏ ạ )
– Áo sơ sinh dài tay kiza: 3 chiếc –90.000đ
– Áo cộc tay : 2 chiếc – 45.000đ
– Quần: 10 chiếc – 150.000đ
– Tã chéo: 10 chiếc – 140.000đ
– Lót phân xu: 2 bịch – 24.000đ
– Gối đầu cho bé: 1 chiếc – 38.000đ
– Gối chặn bông: 1 chiếc – 55.000đ
– Khăn sữa, xô: 10 chiếc – 35.000đ
– Khăn xô tắm: 2 chiếc – 50.000đ
– Khăn ủ cotton: 1 chiếc – 75.000đ
– Bao chân tay: 10 đôi 2 loại – 50.000đ
– Mũ đội, che thóp: 2 mũ, 2 che thóp – 40.000đ
– Tã dán: 2 chiếc – 45.000đ
– Miếng lót bobby newborn 1: 1 bịch – 78.000đ
– Khăn ướt kiza: 1 bịch- 30.000đ
– Tưa lữa cho bé: 2 gói – 10.000đ
– Lọ nước mối sinh lý nhỏ: 5 lọ – 15.000đ
– Tăm bông: 1 hộp – 10.000đ
– Khăn voan: 1 chiếc – 10.000đ
1. Khi nào nên sắm đồ sơ sinh
Mẹ có thể sắm đồ sơ sinh cho bé bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên, nhiều mẹ thường kiêng không sắm đồ cho con trước tháng thứ 7 của thai kỳ. Thông thường các mẹ hay sắm đồ khi sang tháng thứ 8, thứ 9 nhưng lúc này bụng bầu nặng nề, đi lại khó khăn hơn nên nếu không kiêng khem, mẹ có thể bắt đầu từ khoảng tháng thứ 4, thứ 5 trở đi vì lúc này sức khỏe của mẹ tốt hơn cả. Có thể sắm dần dần hoặc mua hết đồ cần thiết trong một ngày đều được.
2. Những đồ dùng thiết yếu
- Đồ cho Bé:
1 | Áo sơ sinh | 5 | Trong những tuần đầu sau sinh, trẻ còn bé xíu, cổ còn non nớt. Vì vậy, mặc áo chui đầu cho bé đối với mẹ sẽ hơi khó khăn. Áo sơ sinh cài nút một bên hoặc buộc dây là lựa chọn hoàn hảo. Nên chất liệu mềm mại, vạt chéo chồng lên nhau giúp giữ ấm phần bụng của bé. (3 số 1 + 2 số 2) |
2 | Quần | 5 | Thường hì trong tháng đầu tiên, các mẹ nên đóng lót xô cho bé, chỉ thỉnh thoảng mới mặc quần thui, nên đóng tã vì bé đi phân xu nên phải thay rất nhiều mà bé cũng mới sinh, cơ thể còn yếu, mặc quần vào lằng nhằng lắm. Các mẹ nên tuỳ theo mùa để mua quần dài hay đùi cho bé. Nên mua 3 số 1 + 2 số 2 |
3 | Áo ấm, Áo ghi-le giữ ấm | 2 | Nếu sinh vào mùa hè, bạn chỉ cần mua 1-2 chiếc ghi-le, phòng khi nhiệt độ ban đêm xuống thấp, mặc giữ ấm khi bé ngủ hoặc khi đi ra ngoài chích ngừa. Còn nếu sinh vào mùa đông, bạn cần mua thêm áo giữ ấm cho bé bằng những chất liệu dễ chịu như len, dạ, thun dày… |
4 | Mũ thóp | 3 | Chiếc mũ sẽ giúp bé giữ ấm thóp còn non nớt những tuần đầu sau sinh |
5 | Yếm | 3 | Để khi cho bé bú, ăn không bị dây bẩn ra áo bé. Ngoài ra còn có tác dụng che ngực cho bé đỡ lạnh. |
6 | Bao tay – chân | 4 bộ | Đây là vật dụng quan trọng giúp vừa giữ ấm cho bé, vừa tránh bé cào vào người. Có thể tuỳ vào thời tiết để mua thêm. |
7 | Khăn sữa | 30 | Khi mua khăn sữa các mẹ không nên chọn cỡ nhỏ quá vì các mẹ có thể dùng cái này quần cổ cho bé luôn, hoặc hứng sữa của mẹ chảy ra, hay lau mồ hôi, lau mặt cho bé, khăn này dùng tới khi bé vài tuổi. Khăn sữa có loại 2,3,4 lớp. |
8 | Khăn xô tắm | 3 | Cái này dùng để tắm, lau người cho bé. Vào mùa hè có thể dùng nó làm khăn ủ lúc tắm xong => cho bé bú cho ấm người rồi mới mặc quần áo. |
9 | Bộ Gối lõm + Gối chặn | 1 | Các mẹ sẽ cần 1 bộ chặn và 1 gối lõm hoặc 1 gối thẳng, vì thường 1 bộ chặn đã có thêm 1 gối rồi, Bộ chặn sẽ giúp cho bé ngủ không bị giật mình. |
10 | Tã chéo | 10 | Dùng để quấn quanh bụng bé cho ấm bụng, ấm chân, ngoài ra có thể dùng thay quần đóng bỉm nếu chưa kịp khô |
11 | Tã dán(bằng vải) | 5 | Dùng để đóng miếng lót sơ sinh (newborn) rất tiện. Nếu không dùng tã chéo thì mua 10 cái. ((3 số 1 + 2 số 2) |
12 | Tã xô lót mông | 20 | Các mẹ có thể không muốn dùng sản phẩm này, và muốn dùng tã giấy cho tiện. Nhưng trong 3 tháng đầu thì bé thường đi tè và vệ sinh nhiều, nếu sinh mùa hè thì cái này dùng tiện hơn tã giấy, chống hăm, khô thoáng cho bé. Nếu định dùng tã giấy và bỉm luôn cho con thì không cần mua. |
13 | Tã giấy | 1 bịch | Sử dụng phòng trường hợp lúc đêm các mẹ mệt không dậy được thì đóng tạm cho bé, kết hợp dùng với tã xô |
14 | Lót mông | 15 | Là loại một mặt khăn, một mặt nhựa. Khi bé chưa biết lẫy, bò,khăn này dùng lót dưới mông phòng khi bé tiểu tiện không bị dây ra giường.Nếu sinh vào mùa mưa, mùa đông đồ lâu khô thì cần nhiều hơn. |
15 | Chăn ủ quấn bé | 2 | Nên lấy cả loại có mũ và không có mũ, đê lúc đi ra ngoải sẽ dùng loại có mũ để tuỳ vào mùa sẽ mua dày hoặc mỏng. |
16 | Chiếu lót | 2 | Dùng chiếu lúc thay đồ, không nên nằm vì rất nóng và bí, bé dễ bị cảm. Nếu muốn mua chiếu nằm hàng ngày nên mua chiếu cao su, sẽ thoáng mát hơn. |
17 | Khăn ướt | 2 hộp | Giúp không làm tổn thương da bé khi vệ sinh. Hoặc mua khăn giấy khô cho vào nước ấm lau cho bé cũng được. |
18 | Giấy lót phân xu | 5 túi | Nên đặt 1 tờ giấy này lên trên tã xô để việc giặt giũ đỡ vất vả hơn. Sử dụng cho đến lúc hết phân xu, nếu hết lại mua tùy theo nhu cầu. |
19 | Bình sữa | 1-2 | Nên mua loại 120 -125ml. Hầu hết các mẹ sinh bé thường chưa có sữa luôn, phải chờ sữa xuống, hoặc có thể bị tắc sữa, nên có 1 bình này để đề phòng. Nên mua 2 bình, 1 bình tốt đê uống sữa, 1 bình loại thường để uống nước. Với bình sữa của bé nên có bộ cọ bình và nước rửa bình riêng. |
20 | Sữa bột cho bé | 1 hộp | Khuyến khích đợi sữa mẹ về, nhưng cần 1 hộp để phòng khi bé quá đói và đòi ăn. |
21 | Khăn voan | 1 | Nên có 1 cái, và chọn loại to để có thể lồng xuống tay khi cho bé ra ngoài. Nên mua màu trắng để tránh ảnh hưởng thị giác của bé. |
22 | Bông gòn | 1 gói | Dùng để vệ sinh tai, mắt cho bé |
23 | Sữa tắm gội | 1 | Nên mua loại sữa tắm dầu gội toàn thân. Cẩn thận hơn, mẹ mua thêm 1 lọ Lactacyd tắm cho bé mấy ngày đầu sẽ nhanh sạch lớp da bả em bé mới sinh. |
24 | Kem chống hăm | 1 | Rất quan trọng sau khi tắm xong hoặc lau rửa vệ sinh cho bé, các mẹ lau khô cho bé và dùng 1 lớp mỏng phần mông, bẹn để phòng chống hăm. Cái này nên dùng thường xuyên, và nên mua loại chống hăm uy tín. |
25 | Tưa lưỡi | 5 hộp | Cái này bé dùng thường xuyên, giúp lau miệng cho bé như mình đánh răng hàng ngày. Nên lau bằng nước muối sinh lý là tốt nhất. Dùng hết lại mua tiếp. |
26 | Băng rốn | 7-10 cái | Thường khoảng 5-7 ngày là cac bé đã rụng rốn, nhưng có bé thì có thể lâu hơn, vì thế các mẹ cứ mua sắn từ 7–10 cái, nếu bé lâu rụng rốn thì đi mua thêm. |
27 | Nước muối sinh lý | 10 lọ | Dung dịch Nacl 0.9%, dùng để vệ sinh mắt, mũi, miệng cho bé. |
28 | Bấm móng tay | 1 | Móng tay bé rất nhanh tốt, vì thế nên có 1 loại riêng biệt để dùng, tránh để dài làm bé cào vào người. |
29 | Màn chụp | 1 | Nên có 1 cái vì da bé rất nhạy cảm, thơm mùi sữa nên muỗi và côn trùng hay chích lắm. |
30 | Đo nhiệt độ | 1 | Dùng để theo dõi sức khỏe cho bé. Nên dùng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế bấm tai để đảm bảo cho bé. |
31 | Làn nắp | 1 | Dùng để đựng đồ đi sinh, sau này về nhà, thì đựng các vật dụng cần thiết để ngay cạnh giường. |
32 | Nước giặt đồ | 1 | Nên sử dụng riêng do da bé mới sinh rất dễ nhạy cảm, |
33 | Chậu rửa mặt | 1 | 1 chậu rửa mặt + 1 chậu ngâm giặt tã |
34 | Ghế nhựa nhỏ | 1 | Dùng để ngồi lúc tắm bé |
35 | Chậu tắm | 1 | Loại tròn hoặc thuyền tiện lợi khi tắm cho bé. |
36 | Móc treo + Phơi đồ | 2+20 | Các mẹ sẽ cần 2 loại là móc chùm và móc treo, 20 móc phơi để phơi quần áo và 2 móc chùm để kẹp bao tay, chân, khăn xô…. |
37 | Tủ đựng đồ | 1 | Mua loại đừng cao quá, tận dụng nóc để làm bàn để đồ |
- Đồ cho mẹ:
1 | Quần áo sau sinh | 2 bộ | Khi mới sinh xong, vóc dáng cá mẹ vẫn chưa thể về ngay ban đầu được, cộng với vết mổ (nếu sinh mổ) và việc phải cho con bú, vì thế nên mua đồ rộng rãi. |
2 | Bỉm sau sinh | 4 | Lúc đi sinh sẽ cần khoảng 4 miếng bỉm to như bỉm dùng cho người già. |
3 | Băng vệ sinh sau sinh | 2 bịch | 2 ngày sau sinh thì sẽ dùng bỉm sau sinh bình thường, cái này cần khoảng 2 bịch, vì sản dịch có thể ra trong 15, 20 ngày, và nên có 2 bịch. Cái này cũng còn tuỳ thuộc cơ địa của các mẹ. Nếu ít thì mua 1 bịch + 1 gói băng vệ sinh thường dùng cho tiện. |
4 | Quần lót giấy | 10 | Sử dụng 1 lần để tiện cho người chăm sóc |
5 | Tất | 4 đôi | Giúp giữ ấm chân cho bà mẹ, mùa hè chỉ cần đi tất da. |
6 | Áo lót cho con bú | 2 | Giúp ngực ổn định, không bị chảy xệ tiện hơn khi cho con bú, giảm việc lên sữa thường xuyên. |
7 | Dầu khuynh điệp | 1 | Dùng khi mệt mỏi các mẹ hãy dùng nó, giúp cho cơ thể thoải mái hơn. |
8 | Miếng lót thấm sữa | 1 hộp | Trong tháng đầu, khi em bé chưa biết bú hoặc chưa bú hết sữa thì sữa mẹ rất hay rỉ ra, thậm chí chảy ướt cả áo bạn, để giữ sạch sẽ, bạn cần dùng miếng lót này. |