Cơm trắng, chỉ có nguyên liệu là gạo tẻ và không có thêm gia vị là thức ăn không thể thiếu các bữa ăn hàng ngày của người dân Đông Nam Á và Đông Á. Mỗi đất nước có một cách làm món cơm riêng với hương vị vô cùng khác biệt. Nếu như người Việt dùng cơm là thành phần chính đi kèm thứ ăn mặn thì người Hàn Quốc lại có những biến tấu khiến món cơm trở nên vô cùng hấp dẫn.Hãy cùng meohaycuocsong.com vào bếp để khám phá cách chế biến những món cơm hút mắt của người Hàn các bạn nhé!
1.Cơm cuộn (Kimbap)
“Nhất kim chi, nhì kimbap” vẫn là câu nói tiêu biểu về ẩm thực của người Hàn. Điều đó làm cho kimbap vô cùng nổi tiếng, phổ biến ở đất nước này. Đây cũng là một món ăn mà người Triều Tiên thường giới thiệu với bạn bè quốc tế khi họ đến thăm, sống và làm việc xa quê hương. Ngày nay, ở nước ta bạn có thể dễ dàng thưởng thức kimbap tại các quán ăn món Hàn.
Kimbap hay còn gọi là gimbap là tên gọi của món cơm gói trong lá rong biển (kim có nghĩa là rong biển, bap là cơm). Người Hàn thường làm kimbap để mang đi ăn trong những buổi dã ngoại hoặc các sự kiện ngoài trời, hoặc là trong các bữa ăn trưa nhẹ. Kimbap hay được ăn cùng với củ cải muối hay kim chi.
Nếu dựa vào hình dạng bên ngoài thì kimbap giống với maki của Nhật (cùng đều là những món cơm cuộn trong lá rong biển) nhưng về kích cỡ thì kimbap sẽ lớn hơn 1 chút và nhân bên trong nhân thì nhiều thành phần hơn. Với cùng một kích cỡ lá rong biển, bạn sẽ làm được 6 khoanh maki thì với kimbap số lượng sẽ là 12 khoanh hoặc hơn.
Kimbap và sushi khác nhau như thế nào?
Kimbap và sushi cuộn khiến rất nhiều người nhầm lẫn, có lẽ bởi chúng cùng đều là những món cơm được cuộn bằng rong biển. Tuy nhiên, về mùi vị thì đây lại là 2 món ăn hoàn toàn khác biệt.
Thứ nhất, cơm làm kimbap thường không được trộn giấm như sushi mà sẽ trộn bằng dầu mè. Chính vì vậy, khi nếm bạn sẽ thấy hương vị cơm của 2 loại này có sự khác nhau rõ rệt.
Bên cạnh đó, nhân bên trong cơm cuộn chính là sự khác biệt rõ nhất giữa kimbap và sushi. Nguyên liệu được chọn làm nhân của món sushi thường là hải sản tươi sống, trứng, nấm. Ngược lại, thành phần bên trong kimbap thường là các nguyên liệu đã chín (thanh cua, cà rốt, xúc xích…) và đã được nêm nếm gia vị.
Điểm khác biệt nữa chính là nước chấm dùng kèm. Với sushi, bạn sẽ dùng kèm với nước tương Nhật, mù tạt và gừng đỏ ngâm chua; còn với kimbap do đã nêm nếm gia vị bên trong nên khi dùng thì thường không ăn kèm nước chấm.
Điểm khác biệt nữa chính là nước chấm dùng kèm. Với sushi, bạn sẽ dùng kèm với nước tương Nhật, mù tạt và gừng đỏ ngâm chua; còn với kimbap do đã nêm nếm gia vị bên trong nên khi dùng thì thường không ăn kèm nước chấm hoặc đơn giản chỉ là xốt Mayonaise.
Cuối cùng, kimbap được cuộn bằng lá rong biển. Trong khi đó, sushi thì cuộn bằng lá rong biển hoặc hải sản cuốn bên ngoài. Một điểm nhận diện nữa đó là do mùi vị đặc trưng nhất là mùi tanh của lá rong biển và mùi của dầu mè nên kimbap thường được cuộn với hạt mè rang chín.
Cách làm cơm cuộn rong biển đơn giản tại nhà
Nguyên liệu:
- 1 bát gạo Nhật hạt tròn
- Gói rong biển dạng lá
- 2 củ cà rốt
- 1 quả dưa chuột
- 100 gr rau bó xôi
- 100 gr giò
- 2 quả trứng
- Vừng trắng, vừng đen, dầu mè.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Vo gạo và cho vào nồi nấu như bình thường. Đừng để cơm bị nát quá nha các bạn.
Bước 2: Cà rốt, dưa chuột rau rửa sạch sau đó thái thành sợi. Cà rốt và rau bó cho sôi cho vào nồi trần qua, rắc thêm chút muối. Tiếp đó vớt ra và cho rau bó sôi vào bát nước lạnh để giữ độ giòn và xanh của rau.
Bước 3: Trộn vừng đen và vừng trắng với nhau rang đến khi vàng là được.
Bước 4: Đánh trứng với 1 chút muối, ít thôi kẻo mặn, rồi đem tráng dày để khi cuộn ko bị nát. Sau đó trứng và giò cũng thái thành sợi.
Bước 5: Cơm sau khi nấu chín, múc ra bát trộn cùng 1 thìa cà phê dầu mè và vừng vừa rang. Dùng đũa xới tơi cơm và để nguội.
Bước 6: Cho mành tre ra mâm rồi trải lá rong biển lên, bỏ cơm lên lá rong biển rồi cho nhân vào lần lượt. Để cơm cuộn nhìn đẹp và dễ cắt hơn thì khi cuộn bạn chú ý làm chặt tay để cơm không bị lỏng nhé. Cuộn lần lượt đến khi hết nguyên liệu.
Bước 7: Thoa lên dao sắc một chút dầu ăn rồi thái nhỏ cơm cuộn thành từng khúc. Xếp ra đĩa rồi cùng thưởng thức thành quả nhé.
2. Cơm niêu đá (Yeongyang-dolsotbap)
Nếu như ở Việt Nam, món cơm niêu đất dân dã là đặc sản tại nhiều nhà hàng thì ở Hàn Quốc, cơm niêu đá cũng được ưa chuộng như vậy.
Yeongyang-dolsotbap là món cơm nấu với nhân sâm, táo tàu và hạt dẻ được tin là có nhiều dưỡng chất. Cơm ngon dẻo nhất khi được nấu trong nồi đá vì cơm chín đều và giữ được độ nóng rất lâu.
Cách làm cơm niêu đá thơm ngon hấp dẫn đúng chuẩn Hàn Quốc
Nguyên liệu:
- 30g gạo nếp
- 5g gạo nếp cẩm
- 5g đậu nành đen
- 1 hạt dẻ
- 2 quả táo tầu khô
- 20g sâm củ tươi
- 3 hạt bạch quả
- 1 thìa cà phê hạt thông
- 1 cốc nước
- 120g gạo tẻ
Gia vị:
- 2 thìa xì dầu
- 1/2 thìa cà phê ớt bột
- 1 thìa cà phê hành băm nhỏ
- 1/2 thìa cà phê tỏi giã
- 1 thìa cà phê đường kính
- 1 thìa dầu mè
- 1 thìa cà phê vừng rang giã nhỏ
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Vo sạch riêng từng loại gạo tẻ,gạo nếp và gạo nếp cẩm,ngâm nước lạnh 2 tiếng rồi vớt lên rá để khoảng 10 phút cho ráo nước.
Bước 2: Vo sạch đậu nành đen rồi ngâm bằng nước lạnh trong vòng 2 tiếng đồng hồ.Khi được ngâm nở,vỏ hạt đậu sẽ nhăn theo.Ta đem đậu đã ngâm luộc sôi khoảng 3 phút để đậu chín cỡ 2/3,vớt ra để ráo nước.
Bước 3: Hạt dẻ thì bóc vỏ rồi bổ làm bốn.Đối với táo tàu khô,rửa sạch rồi gọt quanh bỏ phần hạt và cũng cắt làm bốn.
Bước 4: Rửa sâm củ tươi.Lưu ý là phải để nguyên củ rửa dưới vòi nước chảy,sau khi sạch đất cát bám dính rồi ta mới cắt bỏ phần đầu núm,thái khúc dài 2cm và dày cỡ 0,7 cm
Bước 5: Đun sôi nước ,rắc 1/4 thìa cà phê muối,thả hạt bạch quả vào nồi nước sôi rồi dùng mặt sau của muôi múc canh hoặc mặt sau chiếc thìa cán dài,day ấn nhẹ hạt bạch quả cho vỏ bung ra.Làm như vậy chắc khoảng 2/3 lượng vỏ sẽ bung rời ra.Khi day hết một lượt rồi thì vớt hạt bạch quả ra đĩa để nguội,sau đó dùng tay nhặt nốt phần vỏ còn dính hạt.
Bước 6: Trộn đều gạo tẻ,gạo nếp,gạo nếp cẩm và đậu nành đen,cho vào niêu đá,rắc hạt dẻ và đặt nhân sâm tươi lên trên.Sau đó,cho vào nồi nấu cơm khoảng một cốc nước,đậy nắp nồi lại,bật bếp đun ở mức lửa to cỡ 5 phút.Khi nước cơm sôi,ta chỉnh xuống mức lửa vừa,đậy vung đun thêm 10 phút nữa cho cạn cơm.
Bước 7: Mở nắp vung,rắc đều hạt bạch quả,táo đỏ khô,hạt thông lên trên cùng,đậy vung đun lim rim thêm 10 phút nữa ở mức lửa nhỏ cho cơm và các loại hạt chín ngấu.
Bước 8: Pha chế gia vị để ăn với cơm rồi trình bày thành món cơm dinh dưỡng niêu đá.
3.Cơm trộn thập cẩm (Bibimbap)
Ngoài món kimchi cay nồng nổi tiếng thì cơm trộn bibimbap cũng là một lựa chọn rất phổ biến và hoàn toàn xứng đáng để bạn nếm thử khi ở Hàn Quốc.
Có rất nhiều biến thể khác nhau của bibimbap. Có loại được lược bỏ hoàn toàn cơm, các loại thịt và trứng để sử dụng như một món salad rau trộn. Một số khác thì nguyên liệu thịt bò, gà được thay thế bằng hải sản (cá hồi, cá ngừ, thậm chí là cả bạch tuộc) tạo nên hương vị riêng rất độc đáo.
Cách làm cơm trộn Hàn Quốc
Nguyên liệu làm cơm trộn:
- Cơm trắng: 3 chén
- Thịt bò: 200gr
- Củ cải muối Hàn Quốc: 100gr
- Kim chi: 100gr
- Giá: 200gr
- Nấm mèo (mộc nhĩ): 3 tai
- Nấm hương: 10 cây
- Cà rốt: 1 củ
- Tỏi: 1 củ
- Bì ngòi: 1 trái
- Trứng gà: 1 trái
- Mè trắng: 50gr
- Hạt nêm, muối, đường, tiêu xay, nước tương và dầu mè.
Lưu ý:
- Cơm trắng bạn nên dùng gạo nếp dẻo để nấu hoặc dùng gạo Nhật để nấu sẽ cho cơm thơm, ngon dẻo và đúng kiểu cơm của người Hàn Quốc thường dùng. Bạn có thể mua gạo Nhật ở một số siêu thị chuyên bán đồ nhập khẩu hoặc đặt hàng online tại các trang web uy tín cũng được.
- Củ cải muối Hàn Quốc: bạn có thể tự muối củ cải theo kiểu Hàn Quốc tại nhà hoặc mua tại các siêu thị chuyên bán đồ nhập khẩu hay mua online đều được.
- Kim chi cũng là một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc. Hầu như người Hàn Quốc dùng kim chi để ăn kèm với tất cả các món ăn khác. Kim chi được làm bằng cách ủ các loại rau củ với ớt để cho lên men. Kim chi có vị chua và cay rất đặc biệt. Thông thường, kim chi thường được làm từ bắp cải thảo hoặc su hào. Bạn có thể tự làm kim chi cải thảo tại nhà để dùng ăn kèm hoặc mua kim chi tại các siêu thị.
- Giá ở chợ bán thường không đúng loại giá để làm cơm trộn. Muốn đúng chuẩn thì bạn có thể tự ủ giá tại nhà, sau từ 3 – 4 ngày là có thể thu hoạch hoặc bạn có thể tìm mua giá sạch, không ngâm thuốc tại các cửa hàng bán rau an toàn là bảo đảm
Nguyên liệu làm tương ớt trộn:
- Tương ớt Gochujang: 3 muỗng
- Mật ong: 1/2 muỗng
- Đường trắng: 1/2 muỗng cafe
- Dầu mè: 1/2 muỗng cafe
Sơ chế nguyên liệu:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và đem xắt nhỏ, để riêng.
- Củ cải muối Hàn Quốc đem rửa sơ với nước, để ráo và đem xắt sợi nhỏ, để riêng.
- Giá lặt sạch, đem rửa kỹ với nước, để ráo.
- Nấm mèo ngâm nước nóng 20 phút cho nở hết rồi đem cắt bỏ chân, rửa sạch với nước, để ráo. Sau đó đem nấm mèo xắt sợi nhỏ, để riêng.
- Nấm hương cắt bỏ chân đen, rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi rửa lại với nước. Sau đó đem nấm hương xắt thành sợi nhỏ, để riêng.
- Bí ngòi rửa sạch, chẻ làm đôi và cũng đem xắt sợi nhỏ, để riêng.
- Mè trắng sàng sơ qua cho sạch rồi cho lên chảo rang cho chín. Khi mè chín vàng và nổ lép bép thì tắt bếp, đổ mè ra chén cho nguội, để riêng.
- Thịt bò rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Sau đó, bạn đem xắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Đem ướp thịt bò với 1 muỗng nước tương, 1 muỗng cafe dầu mè và 1 muỗng cafe hạt nêm. Để khoảng 30 phút cho thịt bò ngấm gia vị
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Xào thịt bò và xào rau củ
- Bật bếp, cho một nồi nước nhỏ lên bếp đun sôi, cho thêm chút muối vào cùng. Khi nước sôi, cho giá vào trụng sơ qua cho giá chín tái thì vớt ra đem nhúng sơ vào nước lạnh, lấy ra để riêng. Sau đó, cho giá vào tô, trộn thêm 1 muỗng dầu mè, 1/2 muỗng hạt nêm và một chút xíu đường vào. Tất cả trộn đều, để riêng.
- Cho chảo lên bếp, cho 1 muỗng dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, khi dầu nóng già thì cho cà rốt đã thái sợi vào xào sơ, nêm thêm một chút hạt nêm, một chút đường vào cùng và đảo đều tay. Khi thấy cà rốt vừa chín tới thì trút ra đĩa, để riêng. Cứ tiếp tục xào riêng từng loại như vậy với bí ngòi, nấm mèo và nấm hương. Sau khi xào xong các loại rau củ, bạn nhớ để riêng từng loại.
- Bạn chờ cho chảo nóng, cho 2 muỗng dầu ăn vào, tráng đều mặt chảo. Khi dầu sôi, cho 1 muỗng tỏi băm nhỏ vào phi thơm, nhớ đảo đều tay không để tỏi cháy khét. Khi tỏi chuyển sang màu hơi vàng và dậy mùi thơm thì cho thịt bò vào xào. Bạn nhớ đảo đều tay và cho lửa to vừa, nêm thêm 1 muỗng mè rang một chút gia vị nếu muốn. Khi thịt bò vừa chín tới thì giảm lửa, trút thịt bò ra đĩa, để riêng.
- Nếu bạn có chén đá Hàn Quốc thì dùng chén đá. Nếu không bạn cũng có thể dùng nồi sứ (loại chuyên dùng để kho cá) để làm cũng được. Cho nồi sứ lên bếp, cho vào nồi 1 muỗng dầu mè, bạn dùng cọ, quét dầu mè ra khắp mặt nồi, để một chút cho dầu nóng thì cho cơm trắng vào, để khoảng 1 phút thì tắt bếp, mang nồi cơm xuống.
Bước 2:Làm tương ớt trộn
Bạn dùng một cái tô, cho vào đó 3 muỗng tương ớt Gochujang, 1/2 muỗng mật ong, 1/2 muỗng cafe đường trắng và 1/2 muỗng cafe dầu mè. Tất cả trộn đều cho đến khi đường tan ra hoàn toàn và hỗn hợp tương ớt hòa quyện lại với nhau.
Bạn cho nồi sứ đã có cơm ra, lần lượt xếp các loại rau củ và thịt bò đã xào chín tới lên bề mặt cơm. Xếp thêm 1 phần củ cải muối bên cạnh và đập trái trứng gà vào chính giữa mặt cơm. Nếu không thích ăn trứng sống như vậy, bạn có thể làm trứng ốp la sẵn rồi xếp trứng ốp la lên chính giữa mặt cơm cũng được.
Cuối cùng, dọn cơm trộn Hàn Quốc ra, dọn thêm một chén tương ớt để khi ăn cho vào trộn cùng với một đĩa kim chi để ăn kèm. Món cơm trộn Hàn Quốc ăn nóng mới ngon nhé.
4.Cơm gói (Ssambap)
Trong thời đại Goryeo (Cao Ly), nhà Nguyên Mông-Trung Quốc đã đưa rất nhiều cung nữ người Cao Ly tới hoàng cung của nhà Nguyên Mông. Vốn dĩ người Mông Cổ không hay ăn rau, nên các cung nữ, những người thường ăn nhiều rau, đã dùng món cơm cuộn với rau xà lách hay rau diếp và các loại rau thơm khác. Sử sách của Trung Quốc có ghi cụm từ “Cơm cuộn Cao Ly” để mô tả cơm gói Ssambap. Điều này cho thấy Cơm gói Ssambap là ẩm thực truyền thống lâu đời của Hàn Quốc.
Cách làm cơm gói Hàn Quốc
Nguyên liệu làm cơm:
- 1 thìa dầu mè
- 1/2 thìa cà phê muối.
- Rau củ gói: 1 miếng tảo Dasima dài rộng cỡ 30cm, 2 lá cải bắp to, 10 lá rau bí, 5 lá kimchi, 1/2 củ cà rốt dài cỡ 15cm, 1 quả dưa chuột, 6 ngọn rau cần, 6 quả cà chua bi.
Nguyên liệu làm tương:
- 3 thìa tương đỗ Deonjang
- 1 thìa tương ớt Gochujang
- 1 thìa cà phê ớt bột xay mịn
- 1 thìa mạch nha
- 1 thìa tỏi giã
- 1 thìa nước hành tây
- 1 thìa ớt xanh tươi băm nhỏ
- 1 thìa ớt đỏ tươi băm nhỏ
- 1 thìa dầu mè
- 1 thìa vừng rang giã nhỏ
Quy trình thực hiện:
Bước 1:Nấu cơm vừa chín tới, không khô, không nhão. Cho vào đây 1 thìa dầu mè và 1/2 thìa muối rồi trộn đều.
Bước 2:Trộn đều 3 thìa tương đỗ Deonjang, 1 thìa tương ớt Gochujang, 1 thìa cà phê ớt bột xay mịn, 1 thìa mạch nha, 1 thìa tỏi giã, 1 thìa ớt xanh tươi băm nhỏ, 1 thìa ớt đỏ tươi băm nhỏ, 1 thìa nước hành tây, 1 thìa vừng rang giã nhỏ. Sau đó cho thêm các loại hạt rang giã dối như hạt óc chó, hạt hướng dương, lạc, hạt thông.
Bước 3:Ngâm tảo Dasima trong nước lạnh khoảng 10 phút để tảo nhạt bớt muối đi, rồi vớt lên vắt ráo nước. Để tiện cho lúc cuộn với cơm ta sẽ thái tảo Dasima theo kích cỡ dài 7cm rộng 5cm.
Bước 4:Đun sôi nước rồi cho lá cải bắp, rau bí và rau cần cho vào nồi nước đang sôi trần khoảng 5 giây, vớt ra rồi cho ngay vào thau nước lạnh. Các loại rau sau khi trần mà ngâm ngay vào nước lạnh sẽ không bị thâm, và giữ được màu sắc tươi ngon cả ngày.
Bước 5:Thái cà rốt và dưa chuột. Dùng cái nạo, nạo mỏng theo chiều dọc của cà rốt và dưa chuột
Bước 6: Lá kimchi thì ta chỉ dùng phần lá mềm, không dùng phần gân lá. Cà chua bi thì ta vặt bỏ núm, dùng dao nhọn tách bỏ cả phần ruột.
Bước 7: Dùng tảo Dasima làm lá gói. Xúc một thìa cơm, đặt lên lá tảo Dasima theo chiều dọc, phết một lượng tương gói khoảng bằng hạt đậu, rồi cuộn tròn chặt tay.
Bước 8:Dùng rau cải bắp làm lá gói. Ta cắt bỏ phần gân lá cứng, rồi tách làm đôi. Xúc một thìa cơm, vo tròn để gói với lá bắp cải rồi dùng cọng rau cần buộc túm miệng lại thành hình túi hoa
Bước 9.Cuộn cơm bằng lá rau bí hay kimchi và dùng rau cần làm dây buộc, dựng đứng miếng cơm cuộn lên và phết tương gói lên trên cùng.
Bước 10:Nếu đem trần qua cà rốt thái lát, thì nó sẽ mềm và dễ gói, nhưng cà rốt để ăn sống cũng được. Dùng rau cần làm dây buộc, dựng đứng miếng cơm cuộn lên và phết tương gói lên trên cùng. Dưa chuột cũng làm tương tự như cà rốt.
5. Cơm ngũ cốc (Ogokbap)
Ogokbap là một món cơm truyền thống của Hàn Quốc được nấu từ gạo nếp với hạt kê, đậu đỏ và đậu đen. Từ thời xa xưa, người Hàn Quốc đã xem ngày trăng tròn đầu tiên trong năm là một ngày rất quan trọng. Do vậy mà người ta thường nấu cơm ngũ cốc vào ngày đó và chia sẻ cho người hàng xóm với hy vọng về hòa bình cũng như một vụ mùa thuận lợi.
Cách làm cơm ngũ cốc
Nguyên liệu:
- 360g (2 chén) gạo nếp
- 80g (½ chén) đậu đen
- 85g (½ chén) hạt kê châu Phi (lúa miến)
- 85g (½ chén) hạt kê
- 83g (½ chén) đậu đỏ
- 300g (1½ chén) nước lạnh
- 500g (2½ chén) nước luộc đậu
- Nước cơm
- 100g (½ chén) nước luộc đậu đỏ
- 500g (2½ chén) nước
- 10,5g (¾ muỗng canh) muối
Sơ chế nguyên liệu:
- Vo gạo nếp, ngâm nước 30 phút rồi để ráo 10 phút (440g).
- Rửa đậu đen, ngaâm nước 3 giờ rồi để ráo 10 phút (140g).
- Rửa hạt kê châu Phi bằng cách chà xát dưới vòi nước cho sạch, ngâm nước 1 giờ rồi để ráo 10 phút (120g).
- Rửa và tỉa sạch đậu đỏ, để ráo nước 10 phút.
- Rửa hạt kê rồi để ráo 10 phút
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Cho đậu đỏ và nước lạnh vào nồi nấu 2 phút với lửa lớn. Khi nước sôi thì chắt bỏ nước, thêm phần nước khác vào nấu 3 phút. Sau đó giảm xuống lửa vừa, luộc thêm 20 phút. Xem chừng không để đậu bị rã. Sau đó vớt ra rổ để ráo. Lấy nước luộc đậu cho thêm nước và muối vào để làm nước nấu cơm.
Bước 2:Cho gạo và các loại hạt (trừ hạt kê) vào nồi nấu 2 phút với lửa lớn. Để sôi 3 phút rồi giảm xuống lửa vừa, thêm hạt kê và nấu 10 phút nữa. Khi gạo nở, giảm nhỏ lửa nấu trong 13 phút. Sau đó tắt lửa để nguội 10 phút.
Bước 3:Trộn đều cơm với đậu rồi bới ra chén.
Lưu ý trong quá trình chế biến:
- Vo gạo cho thật sạch rồi cho vào nước ngâm. Nếu là mùa hè thì chỉ cần ngâm cỡ 30 phút nhưng nếu là mùa đông thì nên ngâm trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.
- Xóc cho sạch nước rồi cho lại vào nồi, để ước lượng lượng nước vừa phải khi nấu cơm, quí vị xọc thẳng ngón tay vào nồi qua lớp gạo cho tới khi chạm vào đáy, mực nước nấu cơm dâng cao hơn mực gạo độ 1 đốt ngón tay là phù hợp nhất.
- Khi nấu cơm, lúc đầu đun ở mức lửa to cho tới khi nước trong nồi sôi bùng lên, rồi chỉnh xuống mức lửa trung bình đun sôi tiếp và cuối cùng đun thêm 5 phút bằng lửa nhỏ.
- Pha gạo nếp và gạo tẻ theo tỉ lệ ngang nhau và pha các loại hạt khác bằng 1/3 lượng gạo. Nếu quí vị không thích ăn cơm dẻo, thì có thể bớt gạo nếp đi và thay thế bằng gạo tẻ.
- Vì đậu đỏ là một loại ngũ cốc rất cứng nên phải đem ngâm và luộc trước thì khi cho vào nấu cùng với gạo, đậu mới chính mềm.
- Để làm hết vị chát vốn có của đậu đỏ, ta phải bỏ đi nước luộc đậu lần đầu và sử dụng nước luộc lần thứ hai để nấu cơm thì cơm ngũ cốc sẽ có màu hơi đậm một chút và có thêm hương vị.
- Nếu cho chút xíu muối vào cơm ngũ cốc thì khi thưởng thức không cần ăn kèm các món phụ khác, mà cơm vẫn đằm miệng, thơm ngon.