Mứt, mứt trái cây hay mứt quả là một loại đồ ăn ngọt có thể được tìm thấy ở mọi nơi, mọi vùng miền. Mứt được chế biến từ các loại trái cây và một số loại củ nấu với đường đến khi đạt độ khô chuẩn.
Các loại trái cây, củ được dùng để làm mứt rất nhiều: phổ biến nhất là mứt dừa, mứt gừng ngoài ra còn có mứt cam, mứt dâu tây, mứt khoai lang, mứt táo,hạt sen,…. Mỗi loại mứt sẽ có một màu sắc và hương vị đặc trưng, bắt mắt.
Có nhiều dạng mứt quả như: mứt khô. mứt đông, mứt nhuyễn, mứt miếng đông, mứt rim,….
Một mùa Tết sắp đến, việc chuẩn nhiều món mứt rất cần thiết với mỗi gia đình. Không chỉ riêng mứt dừa, còn có rất nhiều loại mứt đơn giản dễ làm mà bạn không nghĩ đến.
Vì vậy, hôm nay, meohaycuocsong.com sẽ giới thiệu cho bạn những món mứt đặc biệt với sự kết hợp nhiều màu sắc tự nhiên mà không dùng bất cứ phẩm màu vừa an toàn vừa hấp dẫn hơn
Bạn hãy học 7 công thức làm món mứt thơm ngon bắt mắt: Mứt dừa ngũ sắc, Mứt gừng, Mứt hạt sen, Mứt bí đỏ, Mứt cà rốt, Mứt xoài dẻo, Mứt khoai lang ngọt dẻo.
1. Mứt dừa ngũ sắc
* Nguyên liệu làm mứt dừa ngũ sắc
– Cùi dừa: 2 kg
– Đường: 1kg
– Sữa đặc: 1 hộp
* Nguyên liệu tạo màu:
– Màu xanh lá: bột trà xanh, lá nếp (lá dứa)
– Màu tím: bắp cải tím, củ dền đỏ, quả việt quất
– Màu vàng: Cà rốt
– Màu đỏ: quả gấc
– Màu nâu: Bột cacao, bột cà phê
– Màu xanh da trời: nước màu tím pha thêm baking soda (muối nở)
* Dụng cụ làm mứt dừa ngũ sắc
– Xoong hoặc chảo đế dày
– Dao nạo
– Đũa đảo
* Cách làm mứt dừa ngũ sắc
Bước 1: Sơ chế dừa
– Bạn đem dừa gọt bỏ đi phần vỏ nâu bên ngoài cũng cần gọt đi
– Sau đó cắt đôi quả dừa ra, tiếp tục lấy dao nạo và nạo dừa theo vòng tròn dưới để cho ra các sợi dừa dài. Chú ý nạo sợi dừa dài vừa ăn và càng mỏng sẽ ngon hơn.
– Ngâm dừa để loại bỏ dầu dừa: ngâm vào nước sạch trong khoảng 14 – 15 giờ (Tốt nhất là bạn để qua đêm và chiều mai lấy ra làm)
– Rửa thêm vài lần với nước sạch để có thể loại bỏ hẳn dầu dừa, đến khi nào cảm thấy dầu bám trong dừa không còn nữa.
– Cho dừa vào rổ đợi cho ráo nước
Bước 2: Tạo màu
– Màu xanh:
+ Hòa bột trà xanh với nước, cho thêm một chút sữa đặc vào và khuấy đều để tăng độ thơm cho món mứt của bạn.
+ Bạn cho lá nếp cùng một bát nước vào máy xay, xay nhuyễn, lọc phần hỗn hợp qua rây lấy nước. Cho thêm chút sữa đặc, khuấy đều.
– Màu tím:
+ Tách lá bắp cải tím, rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay cùng một bát nước để xay nhuyễn. Dùng rây lọc đi phần hỗn hợp để lấy nước cải màu tím.
+ Gọt vỏ thật sạch, bạn cắt củ dền thành từng miếng nhỏ. Sau đó, cho vào máy sinh tố hoặc máy xay để xay nhuyễn cùng nước. Tỉ lệ bình thường là 100 g củ dền đã sơ chế với 100 ml nước. Dùng rây lọc đi phần hỗn hợp để lấy nước màu tím không bị cặn
– Màu vàng: Cà rốt rửa, thái nhỏ rồi cũng cho vào máy xay và nước đem xay nhuyễn, dùng rây lọc qua.
+ Màu đỏ: Bổ đôi quả gấc và nạo phần thịt gấc ra cho vào bát. Trộn rượu trắng vào bát rồi đeo găng tay bóp nhẹ để gấc ra hết chất màu rồi loại bỏ hạt đen. Đổ thêm một bát nước lọc rồi dùng rây lọc chỉ lấy phần nước gấc.
+ Màu nâu: bạn hãy pha cacao, bột cà phê (gói) với nước, thêm chút sữa.
Bạn muốn tạo màu nào tùy ý, có thể thêm vào chút sữa đặc để tạo mùi thơm và bớt đi mùi đặc trưng của nguyên liệu tạo màu.
Bước 3: Tạo màu cho dừa
– Chia cùi dừa đã ráo nước thành 5 phần bỏ vào mỗi bát lớn (tô)
– Cho cả dừa và đường vào các bát nước tạo màu để ngâm trong khoảng 5 tiếng để dừa đủ thấm đều màu. Theo tỉ lệ (1kg dừa : 500g đường, cứ thế bạn chia ra)
– Cách một tiếng bạn lại đảo một lần để dừa đều màu hơn.
Bước 4: Sao mứt dừa
– Sau khi dừa đều màu, bạn sao từng loại riêng trên chảo nhỏ lửa, nhớ đảo đều tay và không được thấy nước còn nhiều mà không đảo.
– Đến khi trong nồi xuất hiện các hạt đường nhỏ li ti bám lên bề mặt dừa thì bạn cho một ít sữa vào cho thơm dừa. Đảo đều tay cho đến khi đường đã phủ đều mặt sợi dừa và các sợi dừa tách rời nhau thì tắt bếp đi.
– Tương tự cho các chén màu còn lại
– Để dừa nguội hẳn
– Sau đó, cho mứt dừa ra các hộp đựng nhựa hoặc thủy tinh khác nhau.
Vậy là Tết này bạn đã có món mứt dừa ngũ sắc để mời khách rồi.
2. Mứt gừng
* Nguyên liệu làm mứt gừng
– Gừng tươi: 1 kg
– Chanh tươi: 1 quả
– Đường cát trắng: 500g
– Muối: 2 thìa
* Cách chọn gừng:
– Bạn nên chọn loại gừng non thì mứt gừng sẽ ngon và dẻo hơn vì gừng già sẽ có vị rất cay và nhiều xơ.
* Dụng cụ làm mứt gừng
– Xoong hoặc chảo đế dày
– Dao nạo
– Đũa đảo
* Cách làm mứt gừng
Bước 1: Sơ chế gừng
– Gừng sau khi mua về, bạn rửa gừng cho sạch đất cát, rồi gọt sạch vỏ, sau đó bạn dùng dao cắt thành lát thật mỏng.
– Sau đó cho vào ngâm với nước muối pha loãng trong 2-3 tiếng, sau đó vớt ra để ráo.
– Cho gừng vào nồi, đổ ngập nước đun sôi khoảng 5 phút.
– Sau khi gừng đã được luộc lại lần 2 như vậy, bạn vớt gừng ra cho rửa lại sạch với nước – Sau đó chắt đổ nước trong nồi đi, cho nước khác vào luộc tiếp tục như thế lần 2. Với
– Lần thứ ba luộc bạn bỏ vào nước cốt chanh (nhớ đừng cho hạt rơi vào nước bạn có thể vắt qua rây), để gừng được trắng đẹp hơn.
– Sau đó bạn vớt ra rửa lại nhiều lần (2 – 3 lần) để loại bỏ vị chua của chanh rồi để ráo.
Bước 2: Ướp gừng
– Cho đường trộn với gừng để ướp (1kg gừng : 500g đường) trong vòng 2-3 tiếng để gừng ngấm đường
– Mỗi tiếng bạn dùng đũa đảo nhẹ để đường thấm đều vào gừng.
Bước 3: Sao gừng
– Đặt chảo lên bếp, cho hỗn hợp gừng đã ướp đường tan vào đun lên ở lửa nhỏ, nhớ đảo đều tay và không được thấy nước còn nhiều mà không đảo.
– Đến khi trong nồi xuất hiện các hạt đường nhỏ li ti bám lên bề mặt dừa thì bạn cho một ít sữa vào cho thơm. Đảo đều tay cho đến khi đường đã phủ đều mặt gừng và mứt gừng khô lại.
– Tắt bếp để nguội.
– Để mứt gừng ở nơi khô thoáng cho nguội hẳn.
– Sau đó, cho mứt gừng ra các hộp đựng nhựa hoặc thủy tinh.
3. Mứt hạt sen
* Nguyên liệu làm mứt hạt sen
– 1kg gam hạt sen tươi hoặc khô
– 500 gam đường
– Vani, sữa đặc
* Dụng cụ làm mứt hạt sen
– Xoong hoặc chảo
– Đũa đảo
* Cách làm mứt hạt sen
Bước 1: Sơ chế hạt sen
– Đối với hạt sen tươi:
+ Bạn bóc vỏ bên ngoài, loại bỏ tâm sen vì tâm sen sẽ làm mứt bị đắng.
+ Rửa sen sạch qua ( 2-3 lần) và để ráo nước.
– Đối với hạt sen khô:
+ Bạn rửa hạt sen qua với nước lạnh, ngâm hạt sen trong nước âm cho hạt sen mềm trong 2-3 giờ.
+ Rửa sen đã mềm qua với nước và vớt ra để ráo.
– Bạn cho nồi nước lên bếp, phần nước ngập hết hạt sen, luộc hạt sen đến khi vừa chín tới ( luộc lâu sẽ làm hạt sen bị nát, nhũn)
– Bạn vớt hạt sen ra tô nước nguội để hạt sen không chín thêm hoặc cho ngay vào tô nước đá để sen săn lại ngon hơn.
– Hạt sen nguội, bạn vớt ra cho ráo nước.
Bước 2: Ướp hạt sen với đường
– Cho hạt sen đã ráo nước và đường ra tô, trộn đều.
– Ướp chừng 2-3 giờ để hạt sen ngấn đường.
Bước 3: Sao mứt hạt sen
– Bật bếp, đổ nước đường đã tan vào nồi và đun đến khi nước đường sắp sánh lại.
– Lúc này bạn mới thêm hạt sen vào đảo nhẹ nhàng để tránh làm hạt sen vỡ nát với lửa vừa
– Sên thêm rồi sau đó cho vani và ¼ hộp sữa đặc cho thơm.
– Đun đến khi đường cạn, hạ nhỏ lửa, đảo đến khi đường trắng kết tinh, bám trên chảo và hạt sen là được.
– Tắt bếp và để nguội.
– Cho vào lọ kín hoặc túi ni lông hút hết khí bảo quản dùng dần.
4. Mứt bí đỏ
* Nguyên liệu để làm mứt bí đỏ
– 1 kg bí đỏ
– 500g đường
– Muối, vôi,
– Vani, sữa đặc
* Dụng cụ làm mứt
– Xoong hoặc chảo đế dày
– Đũa đảo
* Cách làm mứt bí đỏ
Bước 1: Sơ chế bí đỏ
– Bí đỏ rửa sạch đát, gọt vỏ, bỏ đi phần ruột mềm và hạt bên trong .
– Sau đó thái sợi đều nhau cho đẹp mắt.
– Bạn cho những sợi bí vừa cắt xong vào nước vôi và muối pha thật loãng khoảng 1-2 tiếng.
– Sau đó rửa thật sạch với nước 2-3 lần, vớt ra, để ráo.
Bước 2: Ướp bí đỏ với đường
– Cho bí đỏ đã ráo nước và đường ra tô, trộn đều.
– Ướp chừng 2-3 giờ để bí đỏ ngấn đường.
Bước 3: Sao mứt bí đỏ
– Bật bếp, đổ nước đường đã tan vào nồi và đun đến khi nước đường sắp sánh lại.
– Lúc này bạn mới thêm bí đỏ vào đảo nhẹ nhàng để tránh làm bí đỏ vỡ nát với lửa vừa
– Sên thêm rồi sau đó cho vani, ½ hộp sữa đặc cho thơm.
– Đun đến khi đường cạn, hạ nhỏ lửa, đảo đến khi đường trắng kết tinh, bám trên chảo và bí đỏ là được.
– Tắt bếp và để nguội.
– Cho mứt bí đỏ vào lọ kín hoặc túi ni lông hút hết khí bảo quản dùng dần.
5. Mứt cà rốt
* Nguyên liệu làm mứt cà rốt
– 1 kg cà tốt củ lớn, thẳng, màu vỏ cam tươi đậm
– 500 gram đường
– Nước vôi trong (phèn chua, hoặc dùng cả hai)
– Vani, sữa đặc
* Dụng cụ làm mứt gừng
– Xoong hoặc chảo đế dày
– Đũa đảo
* Cách làm mứt cà rốt:
Bước 1: Sơ chế cà rốt
– Bạn rửa sạch cà rốt, sau đó gọt vỏ và bào thành từng lát mỏng. Hoặc cắt từng sợi dai mỏng đều nhau vừa ăn.
– Bạn đen rửa sạch phần cà rốt đã cắt sợi.
– Bạn lấy một cục vôi sống nhỏ và pha với 2-3 lít nước, khấy đều lên, để lắng trong 15 phút và gạn lấy phần nước trong.
– Rồi đem ngâm với nước vôi trong khoảng từ 2 – 3 tiếng..
– Sau khi dùng nước vôi thì bạn có thể chần cà rốt qua nước phèn chua khoảng 5 phút và rửa sạch lại với nước.
– Vớt ra , để ráo
Bước 2: Ướp cà rốt với đường
– Cho cà rốt đã ráo nước và đường ra tô, trộn đều.
– Ướp chừng 2-3 giờ để cà rốt ngấm đường.
Bước 3: Sao mứt cà rốt
– Bật bếp, đổ nước đường đã tan vào nồi và đun đến khi nước đường sắp sánh lại.
– Lúc này bạn mới thêm cà rốt vào đảo nhẹ nhàng để tránh làm cà rốt vỡ nát với lửa vừa
– Sên thêm rồi sau đó cho vani, ¼ hộp sữa đặc cho thơm.
– Đun đến khi đường cạn, hạ nhỏ lửa, đảo đến khi đường trắng kết tinh, bám trên chảo và cà rốt là được.
– Tắt bếp và để nguội.
– Cho mứt cà rốt vào lọ kín hoặc túi ni lông hút hết khí bảo quản dùng dần.
6. Mứt xoài dẻo
* Nguyên liệu mứt xoài dẻo
– 1kg xoài xanh (đừng mua xoài chua)
– 500g đường cát trắng
– Muối, vôi tôi, phèn chua, củ gừng
* Cách làm mứt xoài dẻo
Bước 1: Sơ chế xoài:
– Bạn gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, sau đó rửa qua nước sạch cho hết mũ.
– Cắt xoài thành từng miếng xoài dài vừa ăn.
– Cho phần xoài đã cắt vào ngâm với nước vôi tôi pha thật loãng khoảng 4 -5 tiếng rồi vớt ra, rửa thật sạch với nước.
– Bạn cho 1 nồi nước lên bếp đun sôi cùng với phèn chua.
– Bạn cho xoài chần qua nồi nước này khoảng 2 -3 phút rồi vớt ra, rửa sạch qua lạnh và để ráo nước.
Bước 2: Ướp xoài
– Xoài được vớt ra, ráo nước.
– Cho cho 1kg xoài với 500g đường và 1/2 thìa muối vào ướp khoảng 5 -7 tiếng cho thấm.
– Mỗi tiếng bạn dùng đũa đảo nhẹ để đường thấm đều vào xoài.
Bước 3: Sao mứt xoài
– Đặt chảo lên bếp, cho hỗn hợp mứt xoài đã ướp đường tan vào đun lên ở lửa nhỏ, nhớ đảo đều tay và không được thấy nước còn nhiều mà không đảo.
-. Đảo đều tay cho đến khi đường đã phủ đều mặt mứt xoài và mứt xoài khô lại.
– Cuối cùng bạn cho gừng giã nhuyễn vào đảo đều thơm mứt tăng thêm hương vị thơm.
– Đảo đến khi nào miếng mứt xoài hơi khô và có độ dẻo là được rồi đấy.
– Tắt bếp để nguội.
– Đối với mứt xoài dẻo bạn nên bỏ vào hộp thủy tinh, hộp nhựa giữ thức ăn bọc thêm màng nilon bỏ vào tủ lạnh trong 1-2 tuần.
– Mứt dẻo khó bảo quản hơn mứt khô vì nó dễ chảy nước.
7. Mứt khoai lang ngọt dẻo
* Nguyên Liệu làm mứt khoai lang
– 1kg khoai lang đỏ
– 400g đường
– Một ít vỏ cam
– vani, sữa đặc
– Muối, Nước vôi trong
* Cách Làm mứt khoai lang
Bước 1: Sơ chế khoai lang.
Chọn khoai lang: củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập. Không củ to quá, chọn củ vừa để không bị xơ. Khoai lang đây là khoai lang vàng ngọt.
– Bạn gọt bỏ vỏ khoai lang, rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn.
– Cho phần khoai lang đã cắt vào ngâm với nước vôi tôi pha thật loãng và một muỗng cafe muối khoảng 5 – 7 tiếng rồi vớt ra, rửa thật sạch với nước
– Sau đó bạn vớt ra và rửa qua nước sạch khoảng 3-4 lần
Bước 2: Ướp khoai lang
– Khoai lang được vớt ra, ráo nước.
– Cho cho 1kg khoai lang với 400g đường với ¼ hộp sữa đặc, ướp khoảng 5 -7 tiếng cho thấm.
– Mỗi tiếng bạn dùng đũa đảo nhẹ để đường thấm đều vào khoai lang.
Bước 3: Sao mứt khoai lang
– Đặt chảo lên bếp, cho hỗn hợp khoai lang đã ướp đường, sữa vào đun lên ở lửa nhỏ, nhớ đảo đều tay và không được thấy nước còn nhiều mà không đảo.
– Đảo đều tay cho đến khi đường đã phủ đều mặt khoai lang và mứt khoai lang khô lại.
– Đến khi trong nồi xuất hiện các hạt đường nhỏ li ti bám lên bề mặt khoai lang thì bạn cho một ít vani vào cho thơm dừa. Đảo đều tay cho đến khi đường đã phủ đều mặt khoai lang.
– Tắt bếp để nguội
* Bảo quản mứt khoai lang:
– Đối với mứt khoai lang, bạn nên bỏ vào hộp thủy tinh, hộp nhựa giữ thức ăn bọc thêm màng nilon bỏ vào tủ lạnh trong 1- 2 tuần.
– Mứt dẻo khó bảo quản hơn mứt khô vì nó dễ chảy nước.
* Cách bảo quản mứt đúng cách
– Khi bạn tự làm mứt , bạn cần để cho dừa thật nguội, khô mới đem đi cất để dùng dần.
– Bảo quản mứt trong các túi nilon chuyên dụng được hút khí hoặc hũ thủy tinh, hộp nhựa kín.
– Khi bảo quản trong lọ thủy tinh, nhựa, nên cho vào trong đó 1 lớp đường giúp hút ẩm cho mứt, bảo quản mứt lâu hơn.
– Khi dọn mứt ra mời khách hay ăn thì chỉ lấy lượng vừa đủ không nên đưa cả hũ ra mở nhiều lần khiến mứt bi ẩm.
– Không bày mứt dưới nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, điều này khiến mứt bị chảy nước.
Mứt là món ăn quen thuộc trong các gia đình khi dịp Tết đến Xuân về, trong hộp kẹo trên bàn phòng khách không thể nào thiếu chén trà, món mứt.
Vì vậy, meohaycuocsong đã mang đến cho bạn 7 món mứt quen thuộc dễ làm lại thơm ngon đẹp mắt: Mứt dừa ngũ sắc, Mứt gừng, Mứt hạt sen, Mứt bí đỏ, Mứt cà rốt, Mứt xoài dẻo, Mứt khoai lang ngọt dẻo.
Chúc bạn có một dịp Tết hạnh phúc, vui vẻ, và hãy làm những món mứt dành cho cả nhà và bạn bè nhé