Hướng dẫn 5 bài thuốc trị ho cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Việt Nam là một nước nằm trọn trong khu vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Khu vực phía bắc thì một năm có 4 bốn mùa” Xuân, Hạ, Thu, Đông”. khu vực phía nam thì một năm chỉ có 2 mùa rõ rệt ” mùa nắng và mùa mưa” do đặc điểm thời tiết như vậy nên mỗi khi giao mùa rất dễ mắc phải nhiều bệnh đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ.
Thời gian gần đây trên các diễn đàn mẹ và bé cũng đã bàn luận rất nhiều về việc có nên sử dụng kháng sinh cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Và vấn đề này thì chưa có một chứng minh khoa học nào có thể đưa ra một câu trả lời chính xác là có hay không.
Trên phương diện cá nhân và kinh nghiệm của một người mẹ thì tôi xin các mẹ ” hãy để cho các con được ốm” . Các bạn thắc mắc tại sao lại vậy ư??? Vì chức năng gan, thận của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khả năng đào thải độc tố của thuốc ra ngoài cơ thể bị hạn chế. Chúng ta hãy phân tích những ý kiến này xem sao nhé.
Thứ nhất : chúng ta cùng xem những nghiêm cứu về tác hại của kháng sinh đối với trẻ nhỏ khi bị lạm dụng nhé:
Cloramphenicol
- Sử dụng quá nhiều Cloramphenicol trẻ có thể mắc phải “hội chứng xanh xám:
- Trẻ bị xanh tái dần rồi trụy tim mạch và tử vong. Cloramphenicol còn gây ngộ độc cho tủy xương, nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phục.
Tetracyclin
- Không nên dùng cho trẻ dưới 8 tuổi vì thuốc này làm chậm phát triển xương, làm cho răng có màu vàng nâu vĩnh viễn. Tetracyclin còn làm căng thóp ở trẻ sơ sinh.
Kháng sinh nhóm aminozid (như streptomycin, gentamycin)
- Nếu dùng cho trẻ sơ sinh sẽ dễ gây điếc. Các loại sulfonamid như bactrim không nên dùng cho trẻ nhỏ vì dễ gây vàng da và độc với thận. Các thuốc kháng sinh negram, nitrofurantoin, rifamicin cũng không nên dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây vàng da, nhiễm độc cho gan.
Thứ hai : chúng ta cùng xem kĩ hướng sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nhé: ( hiện nay đa số các mẹ đang sử dụng sai cách khi chưa cần thiết)
- Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ có thân nhiệt được đo ở nách là trên 38.5 oC nhé các mẹ.
- Sốt, ho, hắt hơi không phải là bệnh, mà là triệu chứng phản ứng của cơ thể để phòng vệ, tống vi khuẩn hay dị vật ra ngoài. Tôi xin nhắc lại ” hãy để cho trẻ được ốm” Chỉ nên dùng thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ hoặc khi cơ thể trẻ có sức đề kháng kém không có khả năng chống lại vi khuẩn có bệnh.
5 bài thuốc dân gian trị ho cho trẻ mà không cần dùng kháng sinh
Bài 1: Trị ho cho trẻ bằng quất ( tắc) mật ong hoặc đường phèn
- Quất có vị chua, vỏ hơi đắng, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng giải khát, giảm ho, tiêu đờm
- Cách làm: chọn 2 – 3 quả quất xanh để cả vỏ, rửa sạch, khứa làm 4 trộn với mật ong hoặc đường phèn. Hấp cách thủy đến khi quất chín, Để nguội là có thể dùng được, Cho trẻ uống khi còn ấm, Ngày uống 2 – 3 lần, Sau bữa ăn 1 giờ đồng hồ.
Bài 2. Trị ho cho trẻ bằng lá húng chanh hấp Mật ong hoặc đường phèn
- Lá Húng chanh (còn gọi là rau tần hay tần dày lá): có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho cho trẻ sơ sinh, trị viêm họng cho bé. Tinh dầu húng chanh có tác dụng ức chế mạnh phế cầu khuẩn.
- Cách làm: lấy 5 – 10 lá húng chanh, rửa sạch, vò cho dập lá, trộn với mật ong hoặc đường phèn. Hấp cách thủy khoảng 20 phút. Dùng cho trẻ khi dung dịch còn ấm để tăng thêm tác dụng long đàm.Ngày uống 2 lần, Sau bữa ăn 1 giờ đồng hồ.
Bài 3. Trị ho cho trẻ bằng rau diếp cá hấp với nước vo gạo
- Rau diếp cá có tác dụng long đờm, tiêu viêm, giảm ho hiệu quả. Chính vì vậy rau diếp cá là mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh tốt
- Cách làm: Rau diếp cá đem rửa sạch, giã nhuyễn sau đó trộn đều với một bát nước vo gạo rồi đem đun sôi ở lửa nhỏ khoảng 20 phút. Sau đó lọc lấy nước để nguội, có thể cho thêm đường để bé dễ uống. Nên cho bé uống 2-3 lần/ngày, uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.
Bài 4. Trị ho cho trẻ bằng lá hẹ mật ong ( hoặc đường phèn)
- Lá hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm, có tác dụng bổ trợ chức năng gan, thân, hành khí, giải độc, cầm máu, chữa ho, tiêu đàm.
- Cách làm: Lấy 5 – 7 lá hẹ rửa sạch, cắt khúc cho lượng mật ong vừa đủ ( hoặc đường phèn). Hấp cách thủy 10 – 15 phút, chín chắt lấy nước cho trẻ uống. khi còn ấm, ngày uống 2 lần. sau bữa ăn 1 giờ đồng hồ.
Bài 5. Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng tỏi vơi mật ong ( hoặc đường phèn)
- Tỏi là một nguyên liệu mà nhà nào cũng có sẵn trong gian bếp của mình, tỏi có vị hăng, nồng, hơi cay
- Cách làm: lấy vài tép tỏi, bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập. Cho lượng mật ong vừa đủ ( hoặc đường phèn) cho vào nồi hấp cách thủy 15 phút. Tỏi chín chắt lấy nước cho trẻ uống. Uống khi còn ấm ngày 2 – 3 lần. Uống sau bữa ăn 1 giờ đồng hồ.
Trên đây chỉ là một số phương pháp dân gian đơn gian dễ làm. Các bạn có thể tham khảo một số phương pháp trị ho khác cho trẻ từ gừng, lá hẹ, chanh đào…
Chúc các mẹ thành công!