Với 7 món bánh ăn vặt siêu ngon lại cực kỳ dễ làm sau đây, đảm bảo các bé nhà bạn sẽ thích mê cho mà xem
Tại sao trẻ lại cần bổ sung bữa ăn vặt hàng ngày?
Những bữa ăn vặt là những trải nghiệm
Vào bữa ăn, bé thường được cho ăn bằng cách dùng muỗng; trong khi ăn vặt, bé sẽ có cơ hội tự tay cầm một mẩu bánh mì hoặc mẩu bánh bích quy, đưa lên và đặt vào miệng. Những bữa ăn vặt chính là cơ hội để bé có thể tự mình tiếp xúc và trải nghiệm các món ăn khác nhau.
Ăn vặt giúp lấp đầy khoảng trống trong bụng bé
Những bé có dạ dày nhỏ thì thường nhanh no, nhanh tiêu và khó mà chịu được quãng thời gian quá dài giữa các bữa ăn như người lớn, vậy nên bé cần được ăn vặt. Khi thức ăn rắn trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn của bé, những bữa ăn vặt sẽ rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con bạn. Chỉ ba bữa ăn mỗi ngày vẫn chưa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé.
Ăn vặt có thể cho bé thời gian nghỉ ngơi
Trẻ em cũng cần nghỉ ngơi một lúc sau những giờ phút vui chơi và bữa ăn vặt chính là thời điểm mang đến cho bé những phút giây thư giãn cần thiết.
Ăn vặt thỏa mãn nhu cầu của bé
Trẻ em thường có xu hướng bỏ mọi thứ nhặt được và cho ngay vào miệng. Ăn vặt sẽ cho bé cơ hội bỏ thứ gì đó vào miệng mà không bị phạt gì cả.
Ăn vặt giúp việc cai sữa trở nên nhẹ nhàng hơn
Nếu bạn không khuyến khích bé ăn vặt, bé sẽ chỉ có thể bú sữa mẹ hoặc bú bình. Những bữa ăn vặt sẽ giúp giảm dần nhu cầu bú mẹ của bé cho tới khi việc cai sữa của bé sẽ thành công.
Những điều bạn cần ghi nhớ khi cho con ăn vặt
Để gặt hái được những lợi ích của việc ăn vặt mà không vấp phải sai lầm nào, hãy ghi nhớ những điều sau:
Ăn vặt đúng thời điểm
Những bữa ăn vặt quá gần bữa chính có thể ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bé với bữa ăn. Bạn nên sắp xếp cho bé ăn vặt vào giữa những bữa ăn chính để tránh vấp phải vấn đề nêu trên.
Cho bé ăn vặt thường xuyên sẽ khiến bé quen với việc luôn có thứ gì đó trong miệng và đây là một thói quen không tốt ảnh hưởng đến vòng eo của bé. Việc luôn có thức ăn trong miệng có thể dẫn đến sâu răng bởi tinh bột trong thức ăn có thể chuyển hóa thành đường khi tiếp xúc với nước bọt trong miệng.
Cho trẻ một bữa ăn vặt vào buổi sáng, một vào trưa và một vào buổi tối nếu khoảng thời gian giữa bữa tối và lúc đi ngủ kéo dài. Tất nhiên bạn luôn có thể chấp nhận ngoại lệ, ví dụ như khi bữa ăn chính bị trì hoãn quá lâu hơn bình thường và bé thật sự đang đói.
Ăn vặt cần có lý do chính đáng
Có nhiều lý do chính đáng và cả những lý do không chính đáng để ăn vặt. Hãy tránh cho bé ăn vặt nếu bé đang chán chường, đang bị đau hoặc khi bé hoàn thành việc gì đáng được khen thưởng.
Ăn vặt đúng nơi
Những bữa ăn vặt nên được chăm chút như những bữa ăn chính. Vì lý do an toàn, hãy cho bé ăn vặt khi đang ngồi, hoặc thích hợp hơn nữa là trên ghế ăn riêng của bé. Tất nhiên, nếu bạn ra ngoài và bé đang ngồi xe nôi và thời điểm ăn vặt đã tới, bạn có thể cho bé ăn ngay tại chỗ. Nhưng đừng bao giờ để bé nghĩ rằng việc bạn cho bé ăn là sự đền bù cho việc bé phải ngồi lâu ở những chỗ chật chội như xe đẩy.
Một số loại thực phẩm ăn vặt cần tránh
Bên cạnh trứng, trái cây, rau củ quả, phô mai là những thực phẩm nấu hàng ngày, những loại đồ ăn sau dễ khiến trẻ bị mắc nghẹn mẹ cần tránh: nho hoặc cà chua nguyên trái, kẹo hình viên đậu, hạt bí, hạt hướng dương, bỏng ngô, cà rốt chưa nấu chín dừ. Dưới đây là một số gợi ý công thức làm món ăn vặt cho trẻ đầy đủ chất xơ, đạm và béo mẹ có thể tham khảo
1.BÁNH CHUỐI NƯỚNG
Nguyên liệu:
- Một nải chuối chín
- 300g dừa khô nạo sẵn
- 400g đường cát trắng
- 50g bơ,vani
- 50g sữa đặc
- 100g bột mì
- 200g ruột bánh mì
- 1 khuôn tròn 2 tấc
- 1 bó lá dứa nhỏ
- 1/2 thìa cà phê muối.
Quy trình thực hiện:
*Chuẩn bị:
- Chuối bóc vỏ,luộc sơ để chuối không bị chát,vớt ra rửa sạch để ráo,xắt lát xéo dày độ 5cm, cho 400g đường vào tô đựng chuối rồi trộn đều,để một lúc cho chuối thấm đường.
- Dừa vắt lấy 50g nước cốt,500g nước loãng.
- Lá dứa rửa sạch cắt khúc,cho một ít nước lã vào,xay nhuyễn vắt lấy 50g nước
- Bánh mì xé nhỏ cho vào tô lớn
- Bột mì + đường+ nước lá dứa + nước dừa loãng + muối + vani trộn đều cho tan hết, rồi cho vào tô bánh mì ngâm độ 10 phút.
- Đặt khuôn gói có lót giấy,rồi xoa đều 1 lớp bơ dưới đáy và chung quanh thành khuôn.
*Nướng bánh:
- Múc hỗn hợp bánh mì vào khuôn dày độ 2 phân, san cho bằng mặt,xếp lên một lớp chuối cho kín hết lớp bột
- Hỗn hợp bột mì còn lại cho sữa đặc vào trộn đều rồi múc tiếp vào khuôn phủ lớp chuối vừa xếp, lớp bột ở dưới rồi xếp lớp chuối lên,cuối cùng là cho lớp bột mỏng lên trên cùng.
- Sau cùng bột còn dư cho lên mặt bánh và san cho bột bằng mặt.
- Cho bánh vào lò nướng để lửa trung bình, độ 1 giờ lấy bánh ra rưới nước cốt dừa lên mặt bánh và nướng tiếp.
- Mặt bánh vàng là chín.
- Lấy ra rưới bơ còn lại lên mặt,để bánh nguội cho vào tủ lạnh.
- Bánh nướng càng lâu chuối càng đỏ và đẹp.
- Nếu không nướng bằng lò vi sóng thì đổ bánh vào nồi gang,để than đỏ lên nắp nồi cho bánh vàng mặt.
- Lớp bánh mì đầu tiên nhớ không cho sữa để khi nướng bánh không bị khét và dễ gỡ lớp giấy ra.
*Trình bày
Bánh chín để nguội,trút ra khỏi khuôn,cắt bánh thành hình thoi xếp lên đĩa.
2. BÁNH TRÔI
Nguyên liệu:
- Bột gạo nếp
- Bột gạo tẻ
- Vừng
- Nước dừa
- Đường phèn
Cách chế biến:
- Nhân bánh: 100g đường phèn ( hay còn gọi là đường tán,đường thẻ). Chọn đường thẻ mía.Thái đường thành viên nhỏ như đầu ngón tay út.
- Hỗn hợp bột: 10 phần bột nếp + 1 phần bột gạo tẻ khô.Thí dụ: 900g bột nếp + 100g bột gọa .Pha thêm bột gạo tẻ bánh sẽ đứng hơn,dễ vo đẹp,khó chảy.Sau khi pha hỗn hợp bột nhớ trộn bột cho đều.
- Vo bột và luộc bánh: Chuẩn bị nước nóng ấm vừa đủ để có thể dùng tay nhồi bột.Chia bột từng ít cho dễ làm,pha nước ấm từ từ vào bột,vừa pha vừa nhào kĩ,nếu nhào không kĩ ,trong bánh sẽ có những chấm bột sống.Bột nhào vừa đặc để có thể vo thành viên dễ dàng. Chuẩn bị một nồi nước sôi,một thau nước lọc sạch,có thể cho vào thau vài viên nước đá cho nước mát lạnh,có tác dụng làm kín những lỗ hổng của bánh.
- Vừng trắng rang vàng, giã hơi dập,nước hương liệu mùi hoa bưởi.
- Dùng một cái muỗng nhỏ để chia bột cho đều ,lấy muỗng xắn bột thành từng viên nhỏ đường kính chừng 2 – 2,5 cm, nắm dẹp, cho vào giữa một viên đường,vo tròn lại,thả vào nồi nước sôi,khi chín ,viên bột sẽ trong và nổi lên mặt nước, vớt bánh ra thả ngay vào thau nước lọc,để khoảng vài phút,vớt bánh ra cho vào rổ rá cho ráo nước. Sắp vào mỗi đĩa 2 đến 5 bánh.Rắc lên mặt bánh ít vừng rang vàng giã dập.
- Tạo mùi cho bánh: Để bánh có mùi vị đặc trưng hấp dẫn hơn,khi nhào bột bạn nên cho vào bột vài muỗng hương liệu hoa bưởi,hoặc cho vào sau khi bánh đã chín vớt ra đĩa.
- Lưu ý khi luộc,hãy thả từng viên bánh cách quãng nhau,đừng thả nhiều viên cùng lúc,bánh có thể sẽ dính vào nhau.
Tuyệt chiêu:
Để bánh trở nên ngon và hấp dẫn hơn khi bày bánh ra đĩa bạn có thể đặt vào một nụ hoa nhài vừa chớm nở còn đang tỏa hương thơm ngát.Nó sẽ làm cho bánh có mùi vị khác hẳn những món bánh trôi bạn thường ăn.
3. BÁNH TÁO
Nguyên liệu:
- 1kg táo
- 200g bột mì
- 70g nho khô không hạt
- 1 muỗng rượu rum
- 120g bột hạnh nhân
- 150g đường
- 1/2 muỗng cà phê quế
- 1 ống vani
- 1 lòng trắng trứng
- 1/2 trái chanh
Cách chế biến:
- Ngâm nho vào rượu.Bột trộn nước.Chuẩn bị lò nướng ở 180 độ C
- Trải bột vào khuôn tròn,phần mép cao hơn 2cm. Dùng dĩa xăm vào bánh nhiều chỗ rồi lấy giấy thiếc phủ lên bỏ vào lò nướng 10 phút. Sau đó lấy ra gỡ bỏ giấy thiếc.
- Táo gọt vỏ, bỏ hột và phấn cứng ở giữa,cắt thành từng miếng nhỏ. Cho vào xoong táo ,nho đã ngâm rượu,50g đường và 1 thìa nước.Nấu nhỏ lửa khoảng 10 phút cho táo ngâm đường,sau đó lấy ra để nguội, trộn với lòng trắng trứng, nước chanh,vani, phủ lên mặt bánh,sau đó rắc quế lên.
- Phần bột hạnh nhân trộn với nước cho sền sệt,bỏ vào túi nilon,đục lỗ nhỏ,xịt lên mặt bánh thành hình lưới. Đậy bánh lại bằng giấy thiếc,cho vào lò nướng tiếp khoảng 20 phút. Gỡ bỏ giấy thiếc, cho vào lò nướng 5 phút nữa cho bánh có màu vàng đẹp mắt.
4. BÁNH BÔNG LAN BƠ
Nguyên liệu:
- 4 quả trứng gà
- 100 gam bột mì
- 150 gam đường
- 3 gam bột tartar (hoặc bột nở)
- 100 gam bơ
- 60 ml sữa tươi
- 2 ống vani
Quy trình thực hiện:
- Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ của trứng gà, để riêng bạn nhé!
- Cho lòng đỏ trứng gà vào một tô lớn, thêm 2 ống vani và 50 gram đường đã chuẩn bị vào tô.
- Bạn đánh hỗn hợp lòng đỏ trứng – vani – đường thật đều đến khi thấy hỗn hợp có màu hơi nhạt thì cho thêm 100 gram bột và tiếp tục khuấy cho tới khi tạo thành hỗn hợp sánh mịn thì bạn dừng lại.
- Làm ấm 60 ml sữa tươi rồi tiếp tục cho 150 gram bơ vào khuấy đều để bơ tan hết nhé!
- Cho hỗn hợp trứng – vani – đường – bột mì vừa trộn vào hỗn hợp sữa tươi với bơ, khuấy để 2 hỗn hợp tan đều vào nhau.
- Cho 100 gram đường vào lòng trắng trứng gà rồi dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp tan ra. Bạn đánh cho đến khi thấy lòng trắng trứng nổi bọt thì cho thêm 3 gram bột tartar vào.
- Tiếp đến, trộn đều từ từ lòng trắng trứng vừa đánh bông vào hỗn hợp lòng đỏ trứng- sữa tươi- bột mì ở trên. Bạn lót giấy vào khay nướng bánh, sau đó trút bột vào và dàn đều bột ra khắp mặt khay.
- Cho bánh vào lò đã làm nóng sẵn ở khoảng 150 độ C. Nướng bánh trong 12- 25 phút cho đến khi thấy bánh chín vàng thì lấy bánh ra.
- Cắt bánh thành từng miếng vừa ăn.
5. BÁNH PUDDING TRÀ XANH
Nguyên liệu:
- 150 gr whipping cream làm sẵn.
- 10 gr bột trà xanh Nhật Bản.
- 200 ml sữa tươi không đường.
- 50 gr đường cát trắng.
- 5 lá gelatin.
Quy trình thực hiện:
- Chuẩn bị sẵn một lọ thủy tinh để đựng pudding. Nếu không có sẵn lọ thủy tinh thì các bạn có thể dùng chén hoặc ly thủy tinh thay thế để đựng pudding.
- Bạn ngâm lá gelatin trong nước lạnh để lá gelatin mềm ra, sau đó bạn vớt lên.
- Dùng một cái nồi cho lên bếp, cho gelatin mềm vào cùng với sữa tươi không đường, whipping cream và một ít đường vào nồi, đun sôi hỗn hợp với lửa vừa. Đến khi mọi thứ hòa tan đều vào nhau thì tắt bếp đi nhé.
- Cho bột trà xanh Nhật Bản hòa tan với nước, sau đó bạn rót hai hỗn hợp vào nồi. Khuấy nhẹ và đều tay cho trà xanh cùng sữa ấm hòa quyện vào nhau, đến khi bạn ngửi thấy mùi trà xanh và mùi sữa thơm bốc lên là được.
- Sau đó bạn rót hỗn hợp kem sữa trà xanh vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn, tiếp theo bạn cho vào tủ lạnh để ở ngăn mát, khi ăn bạn có thể trang trí thêm trái cây tươi trên mặt hoặc chuẩn bị thêm một ít kem topping để xịt lên nhé.
6. BÁNH FLAN CARAMEN
Nguyên liệu:
Nguyên liệu làm phần bánh
- Trứng gà: 4 quả.
- Sữa tươi: 50 ml.
- Đường: 60 gram.
- Nước lọc: 100 ml.
- Vani: 1 đến 2 ống.
- Cốc hoặc bát con (để làm khuôn bánh).
- Rây lọc: 1 chiếc.
Nguyên liệu làm phần Caramen
- Đường: 60 gram.
- Nước lọc: 100 ml.
- Nước cốt chanh: 1 muỗng.
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Chế biến làm Caramel
- Đầu tiên, bạn lấy một cái nồi, đặt lên trên bếp và cho đường + nước vào với tỷ lệ đường:nước là 3:2 rồi bật bếp nhỏ lửa đun cho đến khi đường tan hết.
- Khi đó, bạn dùng đũa khuấy đều lên rồi đun thêm khoảng 5 đến 10 phút cho đến khi thấy đường chuyển dần sang màu nâu cánh rán thì bạn tắt bếp đi. Để bánh flan của bạn có một mùi thơm đặc trưng, bạn cho thêm một muỗng nước chanh tươi vào nhé!
- Bạn cần nhanh tay cho ngay 1 lớp caramen vào trong khuôn ngay khi còn nóng bởi vì caramen đông cứng rất nhanh. Tiếp theo, bạn đặt khuôn vào chỗ mát và đợi cho caramen nguội và đông cứng lại.
Bước 2: Làm bánh flan
- Tổng bạn đã chuẩn bị 6 quả trứng gà, bạn đập 2 quả trứng lấy cả lòng đỏ và lòng trắng trứng còn 4 quả bạn chỉ lấy phần lòng đỏ.
- Sau đó, bạn cho vào trong một cái âu to cùng với một chút đường và khuấy thật nhẹ tay cho đến khi tan hết đường thì thôi (cố gắng khuấy thật nhẹ tay để không làm xuất hiện bọt khí các bạn nhé).
- Bạn tiếp tục cho sữa vào nồi và đặt lên bếp đun, khi đun bạn lưu ý không nên đun sôi mà chỉ đun cho sữa hơi nóng đến khoảng 70 độ C thì bạn tắt bếp đi (nếu bạn đun sữa sôi hoặc quá nóng sữa của bạn sẽ bị hỏng).
- Bạn đổ hỗn hợp trứng đã chuẩn bị ở trên vào nồi sữa rồi tiếp tục đánh đều lên.
- Đánh thật nhẹ nhàng và đều tay để tránh hỗn hợp bị nổi bọt và trứng bị vón cục lại. Sau khi đánh xong bạn nên kiểm tra lại hỗn hợp, nếu hỗn hợp bị vón cục, bạn nên loại bỏ những viên bị vón cục ra.
- Bạn cho ống vani vào và dùng 1 chiếc rây lọc, lọc hỗn hợp trên 1 lần để chiếc bánh flan của bạn khi hoàn thành sẽ được mịn màng và mềm hơn.
- Bạn thực hiện rót hỗn hợp đã lọc xong vào từng chiếc cốc một để tiếp tục làm các công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Thực hiện nướng bánh hoặc cho bánh vào hấp
Nướng: Bạn cần chuẩn bị sẵn 1 lò nướng để nướng bánh.
Dùng nước sôi, rót vào trong khay nướng của lò nướng và đặt khuôn bánh vào bên trong khay nướng đã đổ nước. Đặt vào lò nướng trong vòng 40 phút (nếu khuôn to bạn có thể điều chỉnh thời gian lò nướng lâu hơn).
Hấp: Bạn cũng cần chuẩn bị sẵn 1 chiếc nồi hấp đã có sẵn nước đun sôi, đặt lên trên bếp và bật lửa đun.
Sau đó, bạn cho lần lượt các cốc bánh flan đặt vào trong nồi và dùng 1 chiếc khăn phủ lên mặt của các cốc (phủ khăn lên tránh cho bánh đỡ bị rỗ khi nước từ vung hấp nhỏ xuống). Bạn hấp bánh với lửa vừa trong khoảng thời gian từ 30 – 40 phút thì bánh sẽ chín.
Cuối cùng, khi bạn ăn bánh, bạn chỉ cần úp bánh ngược ra đĩa và có thể thêm một chút café, nước cốt dừa hoặc hoa quả tươi và đá thì món bánh của bạn sẽ được thơm ngon hơn.
7. BÁNH CÁ CHIÊN
Nguyên liệu:
- 300g thịt thăn cá thu, bỏ da, 1 quả trứng gà
- 3 lát gừng mỏng, 1 củ tỏi, 4 quả ớt xanh,1 củ hành, 1 ít rau mùi, 1 nhánh rễ cỏ tranh
- 8 quả đậu tươi xắt nhỏ, 2 thìa nước mắm,dầu rán, 2 lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
Cách chế biến:
- Xay nhuyễn hành,gừng, rau,mùi,tỏi, rễ cỏ tranh,lá chanh và ớt xanh. Rửa cá, để khô rồi cho vào xay tiếp.
- Đổ hỗn hợp trên vào một to lớn,đảo đều với mắm,trứng,đậu đã thái nhỏ
- Đổ ngập dầu vào chảo to,đun nóng.Cho mỗi lần 1 thìa cá to vào rán vàng hai mặt.
- Vớt bánh ra bằng vợt. Thấm khô dầu bằng giấy thấm.
- Bánh có vị ngọt và dai của thịt cá,được rán vàng đều hai mặt trông rất hấp dẫn. Trang trí thêm vài lát chanh, cắt đôi với rau mùi tươi rắc lên trên.
Bánh cá chiên thơm ngon chấm với tương ớt ấm nồng rất thích hợp để bổ sung năng lượng cho bữa sáng hay buổi xế chiều đói bụng.
Chúc các bạn thành công với những công thức ngày nhé!