Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn thực phẩm cung cấp protein đầu tiêu vì tính hàn, dễ ăn. Những món ăn từ vịt có khả năng phòng chông những bệnh như sau:
- Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phù nề tiểu ít
- Tăng huyết áp, bị mất ngủ hay quên
- Hen suyễn, thiếu máu
Mặc dù thịt vịt có rất nhiều tác dụng nhưng nhiều người thường kỵ thịt vịt vì mùi tanh đặc trưng của nó, sau đây mình xin chia sẻ cách làm các món ăn từ thịt vịt không hề tanh một chút nào, có thể nó sẽ khiến bạn thay đổi lại suy nghĩ đó. Cùng vào bếp với mình nha !
1. Vịt om sấu
Món vịt om sấu có lẽ phổ biến hơn với những bạn miền Bắc. Với nguyên liệu rất sẵn có trong dịp hè là thịt vịt và sấu tươi cùng cách làm đơn giản thì món ăn này là sự kết hợp tuyệt vời giữa vịt béo ngậy của thịt vịt và chua thanh mát của sấu tươi.
1.1 Nguyên liệu
- Thịt vịt: 1 kg
- Sấu: 8 – 10 trái tùy vào khẩu vị của bạn
- Khoai sọ: 0,5kg nên chọn loại củ nhỏ
- Gia vị gồm: chanh tươi, gừng, hành tím, hành lá, sả cây, tỏi, giềng, rau ngổ, mùi tàu, tiêu xay
Lưu ý: Nên chọn loại vịt cỏ vì loại này nhiều thịt, ít mỡ. Bạn không nên chọn loại vịt đã đẻ trứng, già, dai khó ăn.
1.2 Cách làm vịt om sấu
- Bước 1: Vịt làm sạch lông, dùng muối hạt chà xát thật kỹ mặt ngoài và trong con vịt cho thật sạch sẽ, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Nếu trong nguyên liệu có phần đầu vịt thịt bạn lưu ý rửa thật sạch họng vịt để lấy hết toàn bộ chất nhớt bên trong họng nhé. Tiếp tục rửa thịt vịt bằng rượu hoặc gừng để vịt hết mùi hôi. Chặt thịt vịt thành những miếng thon dài vừa phải.
- Bước 2: Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5 phút rồi đem ra xả nước lạnh rồi bóc vỏ một cách dễ dàng, như vậy nhớt trong khoai sọ không làm ngứa rát tay. Hành lá, mùi tàu rửa sach, thái nhỏ. Hành tím, tỏi, sả cây thái lát mỏng, đập dập. Sấu gọt sạch vỏ, cứa mấy lát ngoài viền quả để khi nấu sấu sẽ nhanh chín.
- Bước 3: Tiến hành ướp thịt vịt với tỷ lệ sau: 1/3 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng cafe hạt nêm, 1/3 muỗng cafe tiêu, 1/2 hỗn hợp (hành, tỏi, sả) để trong khoảng 30 phút để gia vị có thể ngấm vào thịt vịt. Đun dầu ăn nóng già rồi cho 1/2 (hành, tỏi, sả) còn lại vào phi thơm xào qua thịt vịt.
- Bước 4: Cho sấu vào trong nồi, đổ nước cho ngập thịt. Các bạn có thể thay bằng nước dừa tươi để tăng thêm vị ngọt cho món vịt om này.
- Bước 5: Khi thấy vịt hơi mềm thì cho khoai sọ vào đun cùng, đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát thì được.
Yêu cầu của món vịt om sấu:
- Thịt vịt được om chín đều, ngấm ra nước đậm đà, vị ngậy không quá béo, không còn mùi hôi của vịt
- Nước dùng đặc sánh, ăn béo, hòa quyện cùng vị chua thanh mát của sấu
- Khoai sọ chín nhừ không nát
1.3 Cách thưởng thức
- Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị một lần nữa, rắc thêm mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi múc ra chén là có thể thưởng thức món ăn này rồi
- Vịt om sấu có thể ăn kèm với bún hoặc ăn trực tiếp với cơm cũng rất tuyệt
2. Canh vịt nấu măng
Măng được biết là một loại thực phẩm rất giàu chất xơ. Cả măng tươi, măng khô đều rất hợp khi nấu thịt vịt. Vịt nấu măng chế biến khá đơn giản và thường dùng ăn kèm với bún. Nếu vịt nấu măng khô đem đến vị giòn hơi dai thì vịt nấu măng tươi lại giúp chúng ta cảm nhận được vị giòn ngọt, thanh mất và chút chua nhẹ của măng tươi.
Nếu bạn vẫn chư biết cách làm vịt nấu măng tươi thì hãy lấy giấy bút ra để ghi lại công thức này nhé. Vào những ngày hè nóng nực này, thì canh vịt nấu măng rất dễ ăn đó
2.1 Nguyên liệu
- Vịt sống: 1 con khoảng 1,2 kg
- Măng tươi: 500 gram
- Chanh tươi: 1 trái
- Hành lá: 1 bó nhỏ
- Gừng tươi: 1 củ lớn
- Rau mùi tàu, tỏi khô, hành tím
- Rượu trắng: 100 ml
- Bún tươi: 1 kg
- Các gia vị nêm nếm thường dùng: dầu ăn, hạt nêm, đường, hạt tiêu
2.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Cách sơ chế thịt vịt tương tự với món vịt om sấu. Lưu ý bạn nên cắt bỏ phần tĩ ở phao câu vịt nếu các lỗ chân lông của vịt có chất nhầy màu đen còn xót lại thì phải rửa thật kỹ cho bằng hết vì đây là nguyên nhan chính gây nên mùi hôi của vịt.
- Bước 2: Hành lá, mùi tàu, nhặt gốc, rửa sạch thái khúc nhỏ. Hành tím, tỏi bóc vỏ đập dập/ Gừng cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Bước 3: Bắc chảo lên trên bếp với một chút dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho thịt vịt chặt nhỏ vào áp chảo cho đến khi phần da ra bớt mỡ, miếng thịt săn lại và có màu vàng nâu đẹp mắt. Gắp thịt vịt vào rây, để ráo dầu. Bước này có mục đích là loại bỏ bớt mỡ ra khỏi thịt vịt và làm thịt vịt trở nên săn chắc hơn. Nếu thịt vịt của bạn nhiều nạc, săn chắc rồi thì có thể bỏ qua bước này.
- Bước 4: Cho thịt vịt áp chảo vào tô lớn, thêm 2 muỗng cafe nước mắm, 2 muỗng cafe muối, 2 muỗng đường, 1/2 lượng hành tỏi băm. Trộn đều và cho vào tủ lạnh ướp khoảng 30 phút là được, bạn có thể thường xuyên đảo trộn để vịt có thể thấm gia vị đậm đà hơn.
- Bước 5: Luộc măng: Măng tươi mua về rửa thật kỹ, thái thành những lát mỏng vửa ăn bạn cho vào nồi luộc chín để loại bỏ phần đắng, nếu bạn thấy măng vẫn còn đắng thì rửa qua nhiều lần bằng nước sôi. Xả măng bằng nước lạnh cho măng nguội.
- Bước 6: Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, phi thơm tỏi băm, cho măng vào xào nhanh thêm chút hật nêm cho đậm đà. Xào măng tươi trước khi nấu sẽ giúp măng thấm dầu và gia vị, khi ăn măng sẽ giòn ngọt và thơm hơn.
- Bước 7: Cho một cái nồi lớn thêm chút dầu cho tới khi sôi thì phi thơm lượng hành tỏi băm còn lại và cho thịt vịt vào xào sơ, thêm vài lát gừng. Xào thịt cho tới khi chín và săn lại thì đổ thêm nước đun sôi vào. Khi sôi xong thì hạ lửa trung bình cho thịt vịt chín mềm, thời gian đun khoảng 45 phút là vịt sẽ chín mềm, thỉnh thoảng bạn dùng muỗng lớn vớt bọt để nước được trong.
- Bước 8: Trút phần măng tươi vào nồi đun sôi khoảng 5 phút. Cuối cùng nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
2.3 Thành phẩm và thưởng thức món ăn
- Bạn trụng sơ bún tươi qua một lần rồi cho vào tô, rắc thêm hành lá, mùi tàu thái nhỏ, cuối cùng múc nước dùng nóng, thịt vịt và măng tươi thêm cùng nhau vào là món ăn đã hoàn thành rồi. Nếu bạn muốn tự nấu bún thì có thể mua bún khô rồi luộc trong nồi khoảng 10 phút, vừa ngon ngon, dai dai lại còn đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh nữa
- Món này ăn nóng với bún mới ngon, rau sống ăn kèm là mùi tàu, hành lá, nếu bạn thich thì có thể thêm xà lách cũng rất ngon.
Yêu cầu thành phẩm:
- Thịt vịt chín mềm, vị ngon ngọt tự nhiên, thịt vịt không quá khô hay quá béo
- Nước canh trong, ngọt đậm đà có vị béo vừa phải của nước luộc vịt và vị chua nhẹ của măng tươi
- Măng vàng ươm, chín nhưng giòn sần sật, không đắng, vị ngon ngọt đặc trưng.
2.4 Cách chọn vịt , măng để nấu món ăn ngon hơn
Cách chọn thịt vịt:
- Nên chọn loại vịt nhà nuôi, vịt được vì thịt sẽ dày, thịt thơm ngọt hơn so với vịt cái và vịt cái thường dai.
- Kích thước vịt khoảng 1,2 kg là tốt nhất vì khi đó vịt đã trưởng thành, lông đã mọc đầy đủ sơ chế nhanh, thịt vịt thì chắc và không bị hôi.
Đối với măng tươi:
- Bạn chọn những củ có hình thô, to nhỏ đều nhau, măng thẳng, giòn nhưng không quá non hay quá già. Măng củ ngon sẽ không có các lá vàng, nát, mùi thơm đặc trưng
- Nếu măng có màu trắng hoặc vàng bất thường rất có thể măng bị ngâm hóa chất, các bạn lưu ý không nên mua nhé.
3. Thịt vịt quay
So với các món ăn từ vịt khác thì vịt quay là món ăn mang hương vj đậm đà hơn bắt mắt hơn do mùi hương thơm lừng, lớp da màu vàng nâu bóng bẩy, khi ăn sẽ cảm nhận được sự giòn tan, bùi ngậy, thịt bên trong chín mềm, dai ngọt và thấm gia vị đậm đà.
Vịt quay là món ăn khá cầu kỳ nhưng nếu bắt tay vào làm thì cũng không quá khó
3.1 Nguyên liệu
- Vịt: 1 con khoảng 1,2 kg
- Gừng tươi: 1 củ
- Tỏi khô: 2 củ
- Dầu ăn: 1 muỗng cafe
- Rượu trắng: 1/2 chén
- Nước sạch: 750 ml
- Mật ong: 1 muỗng cafe
- Đường cát trắng: 1 muỗng cafe
- Giấm gạo: 3 muỗng cafe
- Nước tương: 1 muỗng cafe
- Gia vị: Tiêu hạt, hoa hồi, lá nguyệt quế, vỏ cam
3.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Các công đoạn sơ chế với thịt vịt tương tự như trên mình đã hướng dẫn. Mình xin giới thiệu thêm 1 cách để khử mùi hôi cho vịt: Trộn muối và giấm với nhau, dùng hỗn hợp này để bóp vịt cả trong lẫn ngoài, dùng chanh tươi chà xát lên toàn bộ thân vịt nhiều lần sau đó bóp với gừng hoặc rượu trắng.
- Bước 2: Tỏi bóc sạch vỏ, 1 củ thái lát mỏng còn 1 củ thì để nguyên. Gừng cạo vỏ, rửa sạch thái lát. Chặt bỏ phần đầu vịt và giữ lại hết phần thân và lau thật khô.
- Bước 3: Bắc một cái chảo xào lớn lên bếp, cho lượng dầu đã chuẩn bị vào nấu sôi. Khi dầu nóng già thì bạn cho cả con vịt nguyên con vào chảo, lật đi lật lại nhiều lần để da vịt xém vàng là được. Công đoạn áp chảo chính là bí quyết để lớp da của vịt thêm bóng, lớp da vàng giòn hấp dẫn. Ngoài ra, mỡ vịt sẽ chảy ra một phần làm giảm bớt vị ngấy cho món ăn của bạn.
- Bước 4: Lấy một cái chảo khác lên bếp, bạn cho tỏi và gừng thái lát vào đảo đều với một chút dầu ăn cho thơm. Khi tỏi và gừng vàng thơm thì cho thêm 1 muỗng đường vào, thêm 1/2 chén rượu trắng, 750 ml nước, 2 muỗng nước tương, 3 muỗng giấm gạo, hoa hồi, nguyệt quế, tỏi, vỏ cam và hạt tiêu vào trộn đều. Đun sôi hỗn hợp gia vị, khi hỗn hợp đã sôi thì hạ nhỏ lửa, cho vịt vào nồi đun. Bạn lưu ý là lượng hỗn hợp gia vị trong nồi phải ngập toàn bộ con vịt nhé, như vậy thì gia vị mới có thể ngấm hết và đậm đà hơn. Đun thịt vịt liu riu trong khoảng 60 phút cho thịt ngấm gia vị, cứ sau 15 phút thì bạn lật vịt lên. Sau khi đun xong, lấy vịt ra ngoài để ráo rồi đặt vào khay nướng.
- Bước 5: Pha hỗn hợp gồm mật ong và nước, sau đó dùng cọ phết đều lên toàn bộ thân vịt để khi quay thịt vịt sẽ không bị khô, da trở nên bóng đẹp hơn. Cho vịt quay khoảng 12 – 15 phút ở nhiệt độ 220 độ C cho lớp da săn chắc lại. Trong quá trình đun nếu thấy lớp da bị khô thì tiếp tuc phết thêm một lớp hỗn hợp đó. Cuối cùng, lấy vịt ra ngoài để nguội rồi chặt nhỏ là bạn có thể thưởng thức món ăn này rồi.
3.3 Yêu cầu thành phẩm và thưởng thức
Vịt quay đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vịt quay có lớp da màu vàng nâu đậm, mùi hương thơm lừng, không bị cháy khét
- Khi ăn, da vịt giòn ngon, thịt vịt bên trong chín đều, mềm ngọt, gia vị thấm trong từng lớp thịt.
Thưởng thức món ăn:
- Thịt vịt được bày vào đĩa to, dưới có lót rau xà lách, xếp thành hình vịt đang bơi, xung quanh đĩa bạn có thể trang trí thêm cà chua hoặc dưa léo thái mỏng để trang trí cho đẹp mắt.
- Món ăn này ăn nóng sẽ ngon hơn nhiều, ăn với cơm hoặc với bún cũng rất hợp
Mặc dù thịt vịt là một món ăn giàu chất dinh dưỡng và phổ biến nhưng một số người không nên ăn để tránh gây hại cho sức khỏe. Hãy xem bạn có phải là đối tượng cần kiêng hay không nhé!
- Người bị bệnh gout: vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể
- Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch…
- Người bị ho: Vịt rất tanh mà những người khi bị ho thì thực phẩm cần kiêng đầu tiên là chất tanh.
- Người có cơ thể yếu, lạnh
- Người mới phẫu thuật
Những thực phẩm không nên kết hợp với thịt vịt:
- Thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi
- Không nên ăn cùng với trứng gà vì có thể làm tổn thương nguyên khí trong cơ thể
- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt rùa, ba ba
Vậy là mình đã chia sẻ cho mọi người cách làm 3 món ăn được chế biến từ thịt vịt, cũng không quá phức tạp phải không mọi người? Vậy còn chần chừ gì mà không bắt tay thực hiện bữa ăn gia đình mình với thịt vịt, chúc mọi người thành công và ngon miệng nhé !