Bún suông tôm rất đặc trưng về món ăn vặt ở miền Tây, được truyền từ nhiều người đời trước đến nay. Với mùi vị đặc trưng làm cho thực khách thưởng thức không thể quên được. Một lần nữa hãy cùng học cách làm bún suông tôm dân gian này nhé.
Bây giờ có thể 1 số giới trẻ không còn nhớ đến cái tên bún suông tôm nữa, mà thường nghe là bún đuông tôm. Chỉ một số người sành ăn hoặc dân của vùng miền thì mới có thể biết ra được hai món là một. Nhưng cách để nấu bún suông tôm lại chưa chắc ai cũng làm được đâu. Vì thế hãy cùng mình vào bếp để học nấu món Bún suông cho cả nhà ngày cuối tuần nhé.
Giới thiệu hay về cái tên Bún suông
Bún suông còn được gọi là bún đuông. Ngay cả những bậc cao tuổi cũng không biết xuất xứ của món bún này, nhưng đều đồng tình tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, nguyên liệu quan trọng nhất của món bún được tạo hình giống con đuông dừa, một loại sâu trong ngọn dừa. Vì là sâu ăn đọt dừa non nên đuông là loại sâu sạch và là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị thơm, ngọt và vị béo hiếm có.Vì là sâu ăn đọt dừa non nên đuông là loại sâu sạch và là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhờ vị thơm, ngọt và vị béo hiếm có
Bún suông với thành phần chính là bún, tôm và thịt ba chỉ. Đặc biệt phần hồn cốt của món ăn nằm trong những con tôm được nặn thành miếng chả dài. Khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5-10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn.
Nguyên liệu làm món Bún suông
- 2kg xương ống (heo)
- 1 kg tôm sú tươi
- 200gr tôm khô
- 2 cái giò heo
- 3kg bún tươi
- 3 củ cải trắng
- Tỏi, ớt trái, hành,chanh, me, rau ngò
- Tương hạt
- 3 tép tỏi
- 3 đầu củ hành
- 300 gr tương hạt, me
- Gia vị thông thường như: Mắm, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn..
- Các loại rau sống ăn kèm
Cách sơ chế nguyên liệu làm món Bún suông
- Rửa xương ống, trụng qua nước sôi cho bớt mùi, sau đó vớt ra để ráo. Phần này dùng hầm để lấy nước lèo.
- Tôm sú làm sạch, rửa với nước muối loãng, bóc vỏ để đem đi xay làm chả suông tôm. ( Chừa lại một phần để nguyên con luộc và trình bày lên trên tô bún suông)
- Nướng tôm khô và giã cho dập.
- Rửa giò heo vớt ra để ráo.
- Cắt khoanh củ cải
- Bóc vỏ hành, tỏi, ớt rồi băm nhỏ.
- Me lọc với nước sôi lấy nước cốt me.
- Rau lặt sạch, rửa qua nước và vớt ra để ráo.
Các bước thực hiện món bún suông
Bước 1: Giai đoạn chế biến suông.Tôm tươi đem lột vỏ và rửa sạch, để ráo hoặc có thể lau khô rồi cho vào tủ lạnh ngăn mát. 1 tiếng sau lấy ra và xay nhuyễn chung với tỏi, tiêu, 1 ít bột năm, đầu hành (băm), đường hạt nêm, đến khi tất cả hòa quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Tiếp theo cho hết số đó vào túi vắt kem và cắt đầu túi
Bắc chảo dầu nóng, bắt chả tôm vừa làm thành những hình thuôn dài. Chiên vàng sơ rồi cắt khúc vừa ăn. Chừa lại một phần để bắt suông, nên nhớ cho một ít đường phèn và ít muối vào phần suông còn lại, để lát hồi cho nồi nước lèo nữa nhé.
- Lưu ý: Món chả tôm muốn dai nhuyễn đòi hỏi người nấu phải kỳ công quếch lại nhiều lần. Để chả tôm được ngon, người ta thường phải lựa những con tôm tươi và mập mạp.
Bước 2: Làm nước dùng bằng cách ninh xương heo cùng với củ cải, tôm khô và một tí muối. Tiếp theo cho giò heo vào luộc cùng Nấu trong 2 tiếng và trong quá trình nấu thường xuyên vớt bọt cho nước khỏi bị đục. Sau khoảng thời gian ninh nước dùng thì vớt giò heo ra cho vào một cái tô.
Bước 3: Cho tương hạt và nước me vào nước hầm xương đang sôi, sau đó bắt suông còn lúc nãy vào trong túi bắt kem sau đó vắt vào nồi nước hầm cho đến hết phần tôm. Khi nước sôi lần nữa thì suông đã nổi lên mặt nước hầm, khi chả tôm đã thả hết vào nồi, sẽ được đun thêm 5-10 phút cho đến khi nổi trên bề mặt nước và chuyển màu vàng ươm, ấy cũng là lúc đã chín hẳn. cho tôm sú tươi vào nấu chín và nêm nếm lại, rồi tắt bếp. rắc thêm tiêu xay để nước thơm hơn nhé.
Bước 4: Thưởng thức. Bún đem trụng sơ với nước nóng và cho vào tô và đặt tôm, giò heo và suông chiên vàng vào tô. Nếu thích có thể cho rau sống nhé. Tiếp đó chan nước vào tô bún và có thể kèm thêm nước mắm ớt cắt lát hoặc tương đen để chấm thịt, tôm…
Các loại rau sống ngon thường ăn như: rau muống chẻ, bắp chuối xắt, xà lách xoăn và giá đỗ, húng thơm… tùy thích bạn nhé.
Lưu ý khi nấu bún suông
- Tôm nên chọn tôm tươi, loại to tươi mập mạp.
- Nên tạo hình của con suông giống như một con đuông dừa, cũng có thể làm sợi suông hơi dài và trông như sợi bánh canh, có màu đỏ gạch của tôm..
- Để có được tạo hình con đuông trong món bún, sau khi quyết nhuyễn, định lượng gia vị vừa miệng, người nấu cho chả tôm sống vào một chiếc túi nilon, cắt bỏ một góc rồi nặn vào nồi nước lèo đang sôi. Phần còn lại thì chiên vàng.
- Nước lèo nhất định phải có me và tương hột để tạo vị ngọt thanh cho món ăn.
Cách ăn món bún suông
- Nước chấm và các gia vị ăn kèm: Đầu tiên là lọ ớt tươi bằm nhuyễn, thơm nồng, tươi nguyên do được chế biến và sử dụng trong ngày.
- Đậu phụng rang chín, giã hơi dập, giòn tan.
- Nước chấm là mắm ruốc xào với tỏi và nếp dẻo.
- Để tô bún thêm hài hòa, chúng ta còn có thể cho thêm vài lát thịt ba chỉ luộc, giá trụng, rau xà lách và ăn kèm bắp cải trắng bào sợi. Chén nước chấm là hỗn hợp của tương xay và ớt xay.
Bún suông nhìn vừa đẹp mắt, ăn lại ngon chẳng kém bất cứ loại bún ở địa phương nào. Vị nước dùng đậm đà, chua chua ngọt ngọt dậy mùi tương lan trên đầu lưỡi, vướng vít quanh khứu giác. Vị hăng của hẹ trong đĩa rau, mềm mịn của chả tôm, vị dai của chả cá, giòn của đậu phụng, dai mềm của bún, vị chua thanh của nước dùng. Khi ấy, cắn thêm miếng suông ngọt tôm và thơm béo sẽ nhận ra ngũ vị đã được đánh thức như thế nào chỉ vì món ăn ngon khiến khách không muốn dừng đũa.
Hi vọng qua bài viết này chúng ta hãy chạy ngay vào bếp và nấu cho gia đình thưởng thức bún suông Trà Vinh với vị tôm tươi, và nước dùng ngọt thanh đặc trưng nhé. Nếu thấy bài viết hữu ích chia sẻ giùm mình. Chúc các bạn thành công.